- Lịch sử Hội Cựu chiến binh tỉnh Nam Định 30 năm xây dựng và phát triển
- Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng
- Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống lợn nội Việt Nam bằng chỉ thị phân tử
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất trà từ lá cây trữ ma (Boehmeria nivea)
- Nghiên cứu sử dụng kết hợp tro bay nhiệt điện và xỉ lò cao để chế tạo bê tông chất kết dính kiềm hoạt hóa (không sử dụng xi măng) dùng cho các công trình thủy lợi làm việc trong môi trường biển góp phần bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu sản xuất polymaltose từ tinh bột và tạo các phức hợp sắt-polymaltose (IPC) và canxi hydroxyapatite-polymaltose (HAP) ứng dụng trong dược phẩm
- Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật trồng ngô trên đất lúa chuyển đổi
- Về tính ổn định của một số lớp phương trình vi phân phiếm hàm phụ thuộc thời gian
- Thiết kế và phân tích hiệu năng mạng backhaul/fronthaul di động thế hệ tiếp theo
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo lắp đặt vận hành bơm cột nước thấp lưu lượng lớn để chống ngập cho các thành phố ven biển
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
01/GCNKHCN
Xây dựng mô hình trồng thâm canh và chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao từ giống chè VN15 tại tỉnh Phú Thọ
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè - Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
UBND Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Ngọc Bình
Cây công nghiệp và cây thuốc
29/12/2020
01/GCNKHCN
26/01/2021
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ
Trồng thâm canh; chè xanh; chất lượng cao; giống chè; VN15
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Giống chè VN15 hiện nay đang được trồng tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Ninh, Yên Bái… với diện trồng khoảng 30 ha (năm 2020). Sản phẩm của dự án là bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh giống chè VN15, quy trình chế biến các sản phẩm chè xanh chất lượng cao ở các quy trình này giải pháp tác động vào các thông số kỹ thuật trong quá trình thâm canh và chế biến không liên quan đến thiết bị, máy móc vì vậy ít phát sinh chi phí đầu tư nên dễ được áp dụng và nhân rộng tại các tỉnh có giống chè VN15. Bên cạnh đó Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè đã tổ chức các lớp tập huấn tại các HTX, làng nghề và các công ty sản xuất và kinh doanh chè để hướng dẫn một số kỹ thuật mới trong thâm canh, công nghệ chế biến đối với giống chè VN15. Qua lớp tập huấn bà con nông dân trong HTX, Làng nghề, công đã nắm bắt được quy trình thâm canh, chế biến để sản xuất nâng cao thu nhập trong sản xuất chè.
Hiệu quả kinh tế khi áp dụng mô hình của dự án: Mô hình thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu được là 105.610.000đ/1ha. Hiệu quả của các mô hình chế biến: Với 1 ha giống chè VN15 chế biến chè xanh đặc sản doanh thu là gần 610 triệu đồng sẽ thu được lợi nhuận trên 266 triệu đồng/ha. Đối với chè xanh dạng Mao Tiêm doanh thu 1 ha đạt từ 540 – 600 triệu đồng và lợi nhuận thu được là 280 triệu đồng/ha. Chè xanh dạng Bích Loa Xuân lợi nhuận thu được trên 1 ha ước tính 323 triệu đồng/ha. Nếu người dân tự sản xuất nguyên liệu đầu tư thâm canh và chế biến chè thì tổng doanh thu có thể đạt được 768 – 836 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt 495 – 550 triệu đồng/ha.