- Nghiên cứu phân lập cấu trúc và hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên tách từ lá vỏ và hạt các loài thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) ở Việt Nam
- Khuôn khổ quản lý giám sát các tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống
- Thử nghiệm áp dụng một số chỉ số dẫn báo cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay
- Xây dựng mô hình khoa học công nghệ sản xuất và tiêu thụ lúa đặc sản cao cấp ST19 và ST 20 tại huyện Ngã Năm (nay là thị xã Ngã Năm) tỉnh Sóc Trăng
- Tính toán chỉ số tăng trưởng toàn diện cho Việt Nam phục vụ xây dựng mục tiêu tăng trưởng bền vững
- Công tác đảm bảo an ninh công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống kiểm soát môi trường nước từ xa ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
- Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu loại bỏ kháng sinh trong nước thải bệnh viện bằng công nghệ màng Sponge MBR kết hợp quá trình ozone
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
02-DA/NHCN/2019
13/2020/KQNC
Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Chè Trại Quang Sỏi dùng cho sản phẩm chè của xã Quang Sơn thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình
Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK
UBND Tỉnh Ninh Bình
Tỉnh/ Thành phố
Đào Phương Hạnh
Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ
01/2019
06/2020
31/07/2020
13/2020/KQNC
27/08/2020
Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình
Xây dựng; Quản lý; Phát triển nhãn hiệu chứng nhận; Cho sản phẩm chè trại Quang Sọi.
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Về việc tổ chức các lớp dạy nghề, phổ biến kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, lai tạo, phòng trừ sâu bệnh đảm bảo chất lượng thương hiệu “Chè Trại Quang Sỏi” Đã tổ chức 7 buổi tập huấn cho trên 500 lượt người dân và cán bộ chủ chốt xã Quang Sơn về kỹ thuật sản xuất chè an toàn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè, kết hợp tuyên truyền thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu “Chè Trại Quang Sỏi”. Các Tổ công tác của thành phố thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây chè. Việc hỗ trợ, tạo điều kiện đối với các hộ sản xuất “Chè Trại Quang Sỏi” Hàng năm, thành phố hỗ trợ một phần vật tư nông nghiệp để tạo điều kiện cho người dân và các hộ tham gia mô hình chè an toàn, mô hình Bảo tồn giống chè gốc và nhân giống chè bản địa phục vụ mở rộng diện tích sản xuất. Liên kết với các đơn vị cung cấp phân bón cho các hộ dân sản xuất chè xã Quang Sơn( ). Năm 2020 xã Quang Sơn có 5 thôn sản xuất chè với diện tích 130 ha (một số diện tích được chuyển đổi sang trồng dứa), trong đó số diện tích chè có mật độ đảm bảo và cho năng suất tương đối ổn định là 85 ha. Năng suất bình quân năm 2018 đạt 16,5 tấn/ha, sản lượng đạt 1.402,5 tấn (doanh thu đạt 7.012 triệu đồng), năm 2019 đạt 18 tấn/ha, sản lượng đạt 1.530 tấn (doanh thu đạt 7.650 triệu đồng
Theo báo cáo của UBND xã Quang Sơn, tính đến đầu năm 2020 trong khuôn khổ mở rộng các hoạt động phối hợp xây dựng thương hiệu "Chè Trại Quang Sỏi", xã đã tổ chức đoàn thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình làm chè búp khô tại tỉnh Lai Châu; tổ chức lớp dạy nghề trồng chè sạch cho 25 học viên. Diện tích Chè cho thu hoạch của khối HTX khoảng 107ha, năng suất bình quân ước đạt 11 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1.183 tấn. Trong khuôn khổ của dự án, xã Quang Sơn đã phối hợp với Phòng Kinh tế Tam Điệp tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ các đơn vị được thí điểm cấp quyền sử dụng, cụ thể: - Triển khai thi công, gắn 03 bảng hiệu chỉ dẫn "Vườn chè tham gia hệ thống sản xuất sản phẩm mang NHNC "Chè Trại Quang Sỏi" cho 03 nhà vườn tham gia thí điểm; - Hỗ trợ cung cấp mẫu thiết kế hệ thông bao bì, tem, nhãn sản phẩm - Được đơn vị chủ trì thực hiện dự án tập huấn về điều kiện sử dụng NHCN và kỹ thuật trồng chè an toàn. Theo quy định về sử dụng tem, nhãn sản phẩm mang NHCN "Chè Trại Quang Sỏi" được các nhà vườn tuyển chọn và phân loại sản phẩm đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn được gắn nhãn. Các sản phẩm này, vì thế, đều có giá bán cao hơn các sản phẩm thông thường, không gắn nhãn, cụ thể: - Giá bán chè cành của đơn vị được chứng nhận: 8.000đ/kg tăng 2.000đ/kg - Giá bán chè lá của đơn vị được chứng nhận: giá bán: 10.000đ/kg tăng 2.000 đ/kg Đối với các hộ chưa được cấp quyền, và sản phẩm chưa được các công cụ hỗ trợ quảng bá, giá bán vẫn có tăng hơn so với thời điểm trước khi chưa cấp văn bằng bảo hộ, tuy nhiên mức tăng không đáng kể (từ 500 - 1.000 đồng/kg). Điều này sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tạo thu nhập ổn định đối với các hộ trồng và kinh doanh chè tại khu vực.