Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KQ032973

2020-17-1165/KQNC

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi bò thịt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc

Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc

Ủy ban Dân tộc

Quốc gia

TS. Nguyễn Hồng Vĩ

ThS. Phương Đoàn, ThS. Hoàng Lệ Nhật, TS. Đậu Thế Tụng, ThS. Nguyễn Văn Huân, TS. Tăng Xuân Lưu, TS. Phùng Quang Trường, Cử nhân. Bùi Thùy Trang, ThS. Mai Đức Hùng, ThS. Hà Thị Hòa, ThS. Đinh Thị Thu Thảo, ThS. Nguyễn Thị Phương Thanh, ThS. Lê Thanh Bình, ThS. Nguyễn Thị Hạnh, ThS. Lê Thị Huyền, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo, Kỹ sư. Hoàng Thanh Bình, Kỹ sư. Lữ Văn Chín, Kỹ sư. Nguyễn Thiệu Huy, ThS. Hà Quang Khuê

Khoa học công nghệ chăn nuôi khác

01/08/2017

01/07/2020

10/09/2020

2020-17-1165/KQNC

23/11/2020

Chuyển giao cho kỹ thuật viên và người chăn nuôi làm chủ được 12 quy trình kỹ thuật tiến tiến trong chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, phối giống, chăn nuôi, thú y, trồng cỏ và chế biến thức ăn thô cho bò, vệ sinh chuồng trại; xử lý chất thải trong chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Xây dựng thành công các mô hình: Mô hình nuôi bò sinh sản: với 240 bò cái địa phương làm nền và 4 bò đực % Brahman đỏ. Sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò đực Brahman đỏ thuần chủng và phối giống trực tiếp bằng bò đực % máu Brahman đỏ. Mô hình nuôi bò thịt thâm canh: Trong số 180 bê được sinh ra vào đầu năm 2019, được nuôi đến 20 tháng tuổi, sẽ nuôi vỗ béo bò đực là 90 con. Thời gian nuôi vỗ béo 3 tháng, đạt chỉ tiêu tăng khối lượng > 1000 g/con/ngày. Mô hình trồng cỏ thâm canh và chế biến thức ăn: Trồng được 6 ha phân tán (quy đổi) trồng cỏ thâm canh năng suất chất lượng tốt (cỏ voi lai VA 06); đạt chỉ tiêu 350 tấn/ha/năm x 3 năm x 6 ha = 6.300 tấn thức ăn thô xanh. Mô hình xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi thành phân hữu cơ tại hộ tham gia mô hình: Triển khai được 80 hố ủ phân tại các hộ triển khai thực hiện mô hình; Mỗi hố đạt 2 tấn/ x 80 hố =160 tấn phân hữu cơ. Đào tạo được 10 kỹ thuật viên làm chủ được các công nghệ và tập huấn cho 300 lượt người chăn nuôi trong vùng dự án tiếp thu và làm chủ các quy trình kỹ thuật .

 

18065

Dự án thành công sẽ tạo ra công ăn việc làm cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc về lĩnh vực chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa cao. Cung cấp lượng sản phẩm về bò giống nuôi thịt, giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm an toàn. Dự án này được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện và toàn tỉnh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần ổn định đời sống kinh tế - xã hội của xã, huyện nói riêng toàn tỉnh nói chung, Tăng thêm thu nhập cho đồng bào, góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc và miền núi các tỉnh Phú Thọ. Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Khi dự án kết thúc từ mô hình chăn nuôi bò thịt sinh sản và bò thịt ở các xã. nuôi theo công nghệ mới kỹ thuật hoàn thiện cho kết quả tốt là tiền đề để địa phương nhân rộng ra các xã khác trong huyện với số lượng hàng ngàn con bò thịt có chất lượng thịt tốt. Tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị tăng thu nhập cho người dân. đưa giá trị chăn nuôi chiếm 50% giá trị nông nghiệp góp phần sử dụng đất có hiệu quả. 

 

Ứng dụng; Tiến bộ; Khoa học; Công nghệ; Xây dựng mô hình; Nuôi bò thịt; Đồng bào; Dân tộc thiểu số; Tỉnh trung du

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Các quy trình công nghệ được hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao vào sản xuất gồm 12 quy trình:

- Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò bằng tinh cọng rạ.

- Quy trình tuyển chọn bò cái làm cái nền sinh sản.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò cái sinh sản (giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con).

- Quy trình cai sữa sớm bê con theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò cái tơ giai đoạn hậu bị đến phối giống lần đầu.

- Quy trình vỗ béo bò thịt thâm canh (đực và cái)

- Quy trình vệ sinh thú y phòng và trị bệnh cho bò thịt

- Quy trình kỹ thuật trồng và chế biến một số giống cỏ làm thức ăn cho bò

- Quy trình ủ rơm bằng urê làm thức ăn dự trữ cho bò.

- Quy trình chế biến thân cây ngô làm thức ăn cho bò.

- Quy trình chống rét trong chăn nuôi bò thịt.

- Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi và giảm mùi hôi trong chăn nuôi bò.

 

Mô hình tập trung và mô hình vệ tinh sẽ cho ra số lượng bê lai trên 50% máu bò Brahman tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn 10-12% bò bình thường: Số bê sinh ra trong kỳ 1 là 182 con bê và dự kiến 216 bò chửa kỳ 2 sau khi kết thúc dự án (phối giống có chửa lần 2 trong thời gian thực hiện dự án). Tổng số bê sinh ra trong dự án cả hai kỳ dự kiến là 366 con (182 con kỳ 1 và 184 con từ bò chửa kỳ 2): sẽ có 50% con cái và 50% con đực), số lượng bê cái được nuôi để tiếp tục làm cái nền để nhân giống phát triển ra xã hội. Cung cấp cho Phú Thọ, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tăng thêm số bò cái nuôi sinh sản với chất lượng máu lai cao, số bê đực được nuôi và vỗ béo bán thịt ở 20 tháng tuổi với khối lượng bình quân 350kg/con. Sẽ tạo ra lượng thực phẩm chất lượng cho xã hội. Bê cái nuôi đến 12 tháng tuổi: khối lượng trung bình là 180 kg/ con (bê bình thường là 145-150 kg/ con) Tạo ra lượng phân bón có chất lượng cao cho cây trồng và đảm bảo an toàn khi sử dụng đối với môi trường sống của người dân.