Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,186,759

76

Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế

Nguyễn Thị Hồng Thắm, Trịnh Thị Bảo Ngọc, Trần Lê Hồng Giang, Lê Thị Tuyết, Đỗ Nam Khánh; Lê Thị Tuyết(1)

Thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của trẻ mầm non Hà Nội

Overweight - obesity and some relevance factors of nutritional care among preschool children in hanoi

Tạp chí Y học Việt Nam

2023

1B

182-186

1859-1868

Thừa cân, Béo phì, Mầm non, Đông Anh, Hoàn Kiếm, Dinh dưỡng

Overweight, obesity, Dong Anh district, Hoan Kiem district, Nutritional care.

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng thừa cân béo phì (TC-BP) và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng và vận động của trẻ mầm non từ 24-59 tháng tuổi tại huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 1993 học sinh mầm non từ 24-59 tháng tuổi tại huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 24-59 tháng tuổi ở 2 quận/huyện lần lượt là 8.03% và 4.16%. BMI của người bố ≥ 23 thì nguy cơ TCBP của trẻ cao gấp 1.49 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01). BMI của người mẹ ≥ 23 cũng làm tăng nguy cơ TC-BP của trẻ gấp 2.11 lần (p<0.01). Cân nặng của mẹ tăng khi mang thai ≥ 12kg làm tăng nguy cơ TCBP của trẻ gấp 1.77 lần. Trẻ sinh mổ có nguy cơ TC-BP cao gấp 1.53 lần so với trẻ sinh thường (p<0.01). Trẻ có cân nặng sơ sinh từ 3500-4000g có nguy cơ TC-BP gấp 1.53 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh 2500-3500g (p<0.01). Trẻ không được bú sữa mẹ có nguy cơ TC-BP cao gấp 1.59 lần trẻ được bú mẹ (p<0.05). Trẻ được uống thêm sữa bột trong 6 tháng đầu có nguy cơ TCBP cao gấp 1.45 lần trẻ không được uống thêm sữa bột trong 6 tháng đầu (p<0.05). Trẻ ăn bổ sung từ trước 6 tháng có nguy cơ TCBP cao hơn 1.53 lần trẻ ăn bổ sung sau 6 tháng (p<0.01). Trẻ cai sữa mẹ trước 24 tháng có nguy cơ TCBP cao hơn 1.39 lần trẻ cai sữa sau 24 tháng (p<0.05). Kết luận: Thừa cân béo phì ở trẻ mầm non huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm có liên quan đến BMI cao của bố mẹ, cân nặng sơ sinh cao của trẻ, chăm sóc dinh dưỡng chưa hợp lý như cho ăn bổ sung sớm, cai sữa sớm.

The study aims to assess the status of overweight and obesity (TCBP) and some factors related to nutrition and exercise care of preschool children aged 24-59 months in Dong Anh and Dong Da districts. , Hanoi. Methods: A cross-sectional study was conducted on 1993 preschool students aged 24- 59 months in Dong Anh and Dong Da districts, Hanoi. Results: The prevalence of overweight and obesity of children aged 24-59 months in 2 districts was 8.03% and 4.16%, respectively. The father's BMI ≥ 23, the child's risk of obesity is 1.49 times higher, the difference is statistically significant (p<0.01). The mother's BMI ≥ 23 also increased the risk of child obesity 2.11 times (p<0.01). Maternal weight gain during pregnancy ≥ 12kg increases the risk of overweight-obesity child by 1.77 times. Children born by caesarean section had a 1.53-fold higher risk of overweight-obesity than those born vaginally (p<0.01). Children with a birth weight of 3500-4000g have a 1.53 times higher risk of overweight-obesity compared with children with a birth weight of 2500-3500g (p<0.01). Children who were not breastfed had a 1.59 times higher risk of obesity than breastfed children (p<0.05). Children who were given extra formula milk in the first 6 months had a 1.45 times higher risk of obesity than children who did not drink powdered milk in the first 6 months (p<0.05). Children who eat complementary foods before 6 months have 1.53 times higher risk of obesity than children who eat supplements after 6 months (p<0.01). Children who were weaned before 24 months had a 1.39 times higher risk of TCBP than children who were weaned after 24 months (p<0.05). Conclusions: Overweight and obesity in preschool children in Dong Anh and Hoan Kiem districts is related to high BMI of parents, high birth weight of children, inadequate nutritional care such as early complementary feeding, early weaning.

TTKHCNQG, CVv 46