Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

10/2020/HĐ-ĐTKHCN

Đánh giá so sánh năng suất chất lượng thịt và đề xuất giải pháp chăn nuôi hiệu quả cho các tổ hợp bò lai tại Quảng Ngãi làm cơ sở định hướng xây dựng thương hiệu thịt bò Quảng Ngãi

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh/ Thành phố

TS.Đinh Văn Dũng

TS.Đinh Văn Dũng; TS.Lê Đức Thạo; PGS.TS.Lê Đình Phùng; PGS.TS.Nguyễn Xuân Bả; PGS.TS.Nguyễn Hữu Văn; GS.TS.Lê Đức Ngoan; KS.Trần Ngọc Long; ThS.Lê Văn Nam; TS.Nguyễn Văn Huế; ThS.Dương Thị Hương;ThS.Võ Thị Minh Tâm; KS.Lê Thị Thu Hằng; KS.Lê Trần Hoàn; ThS.Thân Thị Thanh Trà

Khoa học công nghệ chăn nuôi khác

01/06/2020

01/12/2022

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng chăn nuôi, chuỗi cung ứng và tiêu thụ thịt bò lai chuyển thịt
Công việc 1: Điều tra khảo sát hiện trường
- Xây dựng các mẫu phiếu điều tra khảo sát, với các nhóm chỉ tiêu khảo sát như sau:
+ Nhóm chỉ tiêu về hiện trạng chăn nuôi bao gồm: Nhòm chỉ tiêu về nguồn lực của nông hộ, nhóm chỉ tiêu về con bò, nhóm chỉ tiêu về nuôi dưỡng, nhóm chỉ tiêu về sở thích của người chăn nuôi đối với các tổ hợp bò lai chuyên thịt, nhóm chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh tế, nhóm chỉ tiêu về quản lý chăm sóc.
+ Các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng và tiêu thụ thịt bò tại các mắt xích chính của chuỗi bao gồm: Tại hộ nuôi bò, tại thương lái buôn bò, tại lò giết mổ,tại người bán sĩ và lẻ, tại điểm bán bê thui, tại siêu thị và tại người tiêu dùng.
- Địa điểm:
Nghiên cứu thực hiện tại các huyện có đàn bò lai chuyên thịt nhiều tại tỉnh Quảng Ngãi gồm: Huyện Sơn Tịnh, huyện Nghĩa Hành, huyện Tư Nghĩa, huyện Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi. 
- Đối  tượng và quy mô điều tra khảo sát:
350 hộ, trong đó: 200 hộ, mỗi huyện/thành phố 40 hộ. Các hộ lựa chọn khảo sát là các hộ có nuôi bò lai chuyên thịt (bò lai Blanc-Blue-Belgium - BBB, lai Red Angus, lai Droughtmaster, lai Charolais); 15 thương lái buôn bò; 10 lò giết mổ bò; 24 người bán sĩ; 24 người bán lẻ; 10 điểm bán bê thui; 2 siêu thị có bán thịt bò; 50 người tiêu dùng thịt; 5 cơ sở cung cấp tinh; 10 đại lý bán thức ăn cho vật nuôi.
Công việc 2: Xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng chăn nuôi, chuỗi cung ứng và tiêu thụ thịt bò lai chuyên thịt tại Quảng Ngãi
Nhập và xử lý số liệu, báo cáo kết quả điều tra: Nhập tổng thể 350 phiếu khảo sát. Số liệu thu thập tiến hành nhập và quản lý bằng phần mềm Excel (2010), xử lý số liệu bằng phần mền SPSS 16.0. Số liệu sau khi xử lý được sử dụng để xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng chăn nuôi, chuỗi cung ứng và tiêu thụ thịt bò lai chuyên thịt.
Số lượng báo cáo: 01
Nội dung 2: Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi
Công việc 1: Triển khai thí nghiệm
- Xây dựng chỉnh trang chuồng trại: Do đơn vị phối hợp thực hiện, chuồng trại đảm bảo thao tác dễ dàng, thuận lợi cho việc cho ăn, thu thức ăn thừa, dễ thu phân, dễ vệ sinh. Đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
- Xây dựng khẩu phần ăn cho bò để thực hiện thí nghiệm, hướng dẫn nuôi dưỡng chăm sóc, nuôi dưỡng bò toàn giai đoạn thí nghiệm.
- Khảo sát mua bò thí nghiệm: Số lượng 32 con, 6 tháng tuổi, các giống bò lai gồm lai BBB (8 con), lai Droughtmaster (8 con), lai Charolais (8 con) và lai Red Angus (8 con), khối lượng từ 150-200 kg/con. Bò được sinh ra từ bò mẹ lai Brahman phối tinh từ các giống bò chuyên thịt trên. Toàn bộ bê làm thí nghiệm được đẻ từ bò mẹ nuôi tại Tỉnh Quảng Ngãi. Bê được chọn là bê đực, khoẻ mạnh, đúng phẩm chất của giống.
- Thực hiện thí nghiệm: triển khai chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi, thu thập số liệu thức ăn ăn vào, khối lượng bò: tổng số thời gian là 13 tháng.
Công việc 2: Đánh giá năng suất thịt của các tổ hợp bò lai
Tổng số bò giết mổ và đánh giá là 32 con. Các hoạt động cụ thể gồm:
- Đánh giá năng suất thịt: bao gồm các chỉ tiêu về năng suất thành phần thịt xẻ, mỡ, xương, da, độ dày mỡ lưng, diện tích mắt thịt.
- Nhập và xử lý số liệu, xây dựng báo cáo về năng suất thịt của các tổ hợp bò lai. Số lượng báo cáo 01.
Công việc 3: Đánh giá chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai
Tổng số mẫu thịt bò đánh giá là 32 mẫu, trong đó đánh giá trên 2 nhóm chỉ tiêu:
- Nhóm chỉ tiêu về lý hoá: Độ mềm, độ giữ nước, mất nước bảo quản, mất nước chế biến, màu sắc, pH, thành phần hoá học của thịt.
- Nhóm chỉ tiêu và cảm quan: màu sắc, mùi, độ mỏng nước,… được thực hiện trên thịt sống và thịt nấu chín.
Nội dung 3. Đề xuất giải pháp kỹ thuật chăn nuôi phù hợp cho tổ hợp bò lai chuyên thịt được chọn
Công việc 1: Xây dựng quy trình chăn nuôi bò lai chuyên thịt từ 06 tháng đến tuổi đến giết thịt.
Quy trình 1: Quy trình chăn nuôi bò lai chuyên thịt giai đoạn nuôi sinh trưởng
Quy trình 2: Quy trình chăn nuôi bò lai chuyên thịt giai đoạn nuôi kết thúc
Công việc 2: Xây dựng báo cáo đề xuất giải pháp kỹ thuật chăn nuôi phù hợp cho tổ hợp bò lai chuyên thịt có năng suất và chất lượng thịt tốt.
Nội dung 4. Tập huấn kỹ thuật
Công việc 1: Tập huấn cho cán bộ quản lý chăn nuôi.
+ Số lượng: 01 lớp gồm 50 người, thực hiện 1 ngày. Học viên là cán bộ phụ trách nông nghiệp của các huyện, thành phố, trung tâm khuyến nông, cơ quan nông nghiệp cấp tỉnh.
Công việc 2: Tập huấn cho nông hộ nuôi bò lai chuyên thịt
Số lượng: 150 người (3 lớp, mỗi lớp 50 người).
Thời gian tập huấn: 01 ngày/lớp. Tập huấn sẽ được tiến hành ngay sau khi kết thúc nội dung 1 và nội dung 2. Đối tượng là người chăn nuôi bò lai chuyên thịt tại Quảng Ngãi, trong đó tập trung hộ chăn nuôi có quy mô từ 10 con trở lên.
  1. Báo cáo phân tích hiện trạng, xu hướng phát triển chăn nuôi và chuỗi cung ứng và tiêu thụ thịt bò tại Quảng Ngãi
  2. Báo cáo phân tích năng suất thịt của các tổ hợp bò lai chuyên thịt
  3. Báo cáo phân tích chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai chuyên thịt
  4. Báo cáo phân tích các tổ hợp bò lai được chọn
  5. Giải pháp kỹ thuật chăn nuôi phù hợp cho tổ hợp bò lai chuyên thịt
5.1. Quy trình chăn nuôi bò lai chuyên thịt giai đoạn sinh trưởng
5.2. Quy trình chăn nuôi bò lai chuyên thịt giai đoạn kết thúc
5.3. Báo cáo đề xuất giải pháp kỹ thuật chăn nuôi phù hợp cho bò lai chuyên thịt có năng suất, chất lượng thịt tốt nhất tại Quảng Ngãi
  1. 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành
  2. 50 cán bộ quản lý chăn nuôi được tập huấn
  3. 150 người chăn nuôi bò được tập huấn
  4. Phim tư liệu
  5.  01 thạc sỹ chuyên ngành chăn nuôi hoặc phát triển nông thôn
Báo cáo tổng kết đề tài.
Kết quả nghiên cứu trước hết được ứng dụng cho các hộ chăn nuôi bò trong địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các hộ chăn nuôi bò lai chuyên thịt, quy mô nông hộ và gia/trang trại

Đánh giá, giải pháp chăn nuôi, bò lai