liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Nghiên cứu đặc trưng thành phần loài và phân bố của thuỷ sinh vật chủ yếu là giáp xác trong các thuỷ vực hang động núi đá vôi ở Việt Nam

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

Khoa học sinh học khác

Hệ thống hang động ở Việt Nam phong phú cả về số lượng và độ lớn của hang được hình thành trên địa hình núi đá vôi với diện tích đạt khoảng 60.000 km2. Cho đến nay có khoảng 410 hang động đã được biết ở nước ta. Trong đó, có khoảng 30 hang có chiều dài hơn 3.000 m và 17 hang sâu trên 150m._x000d_ Giáp xác (Crustacea) là nhóm thường gặp nhất ở các thuỷ vực nước ngầm trong hang động. Theo thống kê của Stoch & Galassi (2010) trên thế giới hiện đã biết khoảng 4.775 loài động vật không xương sống ở các thuỷ vực trong hang động, trong đó nhóm giáp xác có 3.400 loài, chiếm 71,2% tổng số loài. _x000d_ Các dẫn liệu về thành phần loài thuỷ sinh vật nói chung và nhóm giáp xác nói riêng ở các thuỷ vực trong hang động của Việt Nam có rất ít, chủ yếu là các công bố nhỏ lẻ từ các cuộc điều tra ngắn ngày. Tính đến nay mới chỉ có 16 loài giáp xác trong hang động đã được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó 11 loài được mô tả lần đầu ở Việt Nam và đều là những loài đặc hữu._x000d_ Nghiên cứu sinh vật hang động sẽ cung cấp những hiểu biết về đặc trưng đa dạng sinh học khu hệ sinh vật hang động ở Việt Nam, cho tới nay gần như còn bỏ trống. Trong các chuyến khảo sát gần đây, chúng tôi đã phát hiện một số "dạng loài" mới, cho thấy khu hệ giáp xác trong hang động ở Việt Nam có thể còn nhiều loài chưa được phát hiện và mô tả. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đề xuất đề tài: "Nghiên cứu đặc trưng thành phần loài và phân bố của thuỷ sinh vật, chủ yếu là giáp xác trong các thuỷ vực hang động núi đá vôi ở Việt Nam".