Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

CT02

2024- 18- NS-ĐKKQ

Định hướng và giải pháp phát triển hệ thống an sinh xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2030

Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

UBND TP. Hà Nội

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. BÙI VĂN HUYỀN

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Toàn, ThS. Bạch Liên Hương, PGS.TS. Đinh Thị Nga, TS. Ngô Thị Ngọc Anh, TS. Hồ Thị Hương Mai, ThS. Dương Tuyết Nhung, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, TS. Nguyễn Thị Phong Lan, CN. Nguyễn Tây Nam, PGS.TS. Nguyễn Thị Huyền Sâm, TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, PGS.TS. Nguyễn Quốc Thái, CN. Nguyễn Thị Thanh Tâm, ThS. Chu Thị Yến, TS. Phí Thị Hằng, ThS. Hoàng Thành Thái, TS. Nguyễn Thị Miền, CN. Đỗ Quang Minh, TS. Phùng Lê Dung, ThS. Lê Thị Diệu Hoa, Nguyễn Thanh Thắm, ThS. Nguyễn Lan Hương, ThS. Lê Thạch Anh

7/2022

12/2023

2023

Hà Nội

Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm phát triển hệ thống an sinh xã hội của một số thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta, khái quát chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến phát triển hệ thống an sinh xã hội, nhóm nghiên cứu đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp và điều tra khảo sát, từ đó phân tích thực trạng phát triển hệ thống an sinh xã hội của thành phố Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy Thành ủy và chính quyền thành phố Hà Nội đã quan tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội của thành phố, thể hiện qua việc ban hành các nghị quyết, kể hoạch và chính sách phát triển hệ thống an sinh xã hội của thủ đô, đặc biệt là Chương trình 08-Ctr của Thành ủy thành phố Hà Nội và các chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Triên khai các chủ trương, chính sách, kể hoạch này, thành phố đã phát triển tốt thị trường lao động, tạo được việc làm cho người lao động thủ đô; mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm xã hội, mở rộng và nâng cao mức trợ giúp xã hội cho các đổi tượng bảo trợ xã hội và cài thiện tiếp cận cũng như chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, kết quả của đề tải cũng cho thầy hệ thống an sinh xã hội của thủ đô vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thế, năng lực, kỹ năng của người lao dộng còn thấp; tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp còn chưa bền vững; diện bao phủ bảo hiểm xã hội tăng trưởng chậm và mới chỉ bao phủ được khoảng 40% lực lượng lao động; mức trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên còn thấp, trợ giúp xã hội khẩn cấp còn chưa thật chủ động, gặp khó khăn trong xác định đối tượng; tiếp cận nhà ở cho người có thu nhập thấp vẫn là một thách thức,... Trên cơ sở phân tích bối cảnh, dựa trên các hạn chế và nguyên nhân, nhóm nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp phát triển hệ thống an sinh xã hội của thành phố tới năm 2030. Các giải pháp tập trung theo các trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Đặc biệt, đề tài đề xuất nhiều kiến nghị với Đảng, Nhà nước để chỉnh sửa, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo cơ sở chính trị, pháp lý để thành phố phát triển hệ thống an sinh xã hội.

hệ thống; An sinh xã hội; định hướng và giải pháp

2024 - 18/ĐKKQNV- SKHCN