
- Mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn về tính chất phá hủy của thép TRIP dưới biến dạng uốn
- Xây dựng mô hình hỗ trợ xã hội cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS tại các Câu lạc bộ nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội hiện nay
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh mối quan hệ giữa dân số và môi trường
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bưởi tách múi và thạch bưởi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá dòng chảy môi trường ứng dụng cho hạ lưu sông Cầu
- Xây dựng công cụ lập trình cho tính toán thích nghi hiệu năng cao trên môi trường tính toán lưới
- Nghiên cứu bào chế mỹ phẩm Gel dương cam cúc (Matricaria chamomilla L) – Liposomes hỗ trợ điều trị da bị viêm và dị ứng
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và sử dụng KIT chẩn đoán một số bệnh nguy hiểm ở vật nuôi - Kit chẩn đoán bệnh dịch tả lợn
- Những đặc điểm sinh lý học sinh lớp 1 chưa chín muồi đến trường
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
92/04/2022/ĐK-KQKHCN
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn buôn tổ dân phố trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Cơ sở
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN LAM
ThS. Ngô Sáu, TS. Lương Hữu Nam, ThS. Trần Thị Cẩm Linh, ThS. Nguyễn Văn Khánh, ThS. Lê Đình Sơn, CN. Nguyễn Thị Kim Anh.
Khoa học chính trị
01/09/2020
01/01/2022
2021
Đắk Lắk
105
Đội ngũ trí thức có hơn 46.000 người của tỉnh Đắk Lắk nói chung, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng [42, tr.39] là lực lượng đi đầu trong sáng tạo khoa học, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của tỉnh Đắk Lắk. Để góp phần triển khai có hiệu quả Đề án “Xây dựng Thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” [18, tr.75] là một công việc cần sự nỗ lực rất lớn của HTCT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột - trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các cấp ủy Đảng, đảng viên và chi bộ trực thuộc là thôn, buôn, tổ dân phố.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền nói chung, các đảng bộ, chi bộ nói riêng thì sinh hoạt chi bộ luôn là một vấn đề “động và mở” nhằm để tiếp biến, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ cách mạng ở mỗi thời kỳ khác nhau. Thực trạng của vấn đề sinh hoạt chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, buôn, TDP trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã được Ban chủ nhiệm đề tài phân tích phản ảnh rõ những ưu điểm nổi bật và chỉ ra những hạn chế. Qua đó đã khẳng định vị trí, vai trò của Đảng và cấp ủy các cấp với tư cách là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Bên cạnh đó còn hạn chế ở chỗ: hình thức sinh hoạt định kỳ của chi bộ chưa thực sự phù hợp với từng loại hình; Nội dung sinh hoạt thiếu tính cụ thể, thiết thực, nhất là chưa gắn liền nội dung sinh hoạt với quyền lợi của đảng viên, của tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền lãnh đạo của chi bộ. Ở góc độ địa phương, hạn chế và những yêu cầu đặt ra hiện nay của vấn đề sinh hoạt chi bộ thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cũng đã được phản ánh rõ, đồng thời đề tài cũng đã đặt ra phương hướng giải quyết hiện nay cho phù hợp.
Vì vậy nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là những hoạt động của cấp uỷ, đội ngũ đảng viên của chi bộ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy các xã, phường và sự giúp đỡ của các tổ chức có liên quan, nhằm thay đổi từng phần hoặc một số điểm của nội dung, phương thức sinh hoạt chi bộ theo hướng tích cực, tiến bộ, có nguyên tắc làm cho cho sinh hoạt chi bộ đạt kết quả tốt hơn.
Để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các thôn, buôn, TDP trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thời gian tới đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ. Muốn có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu chi bộ phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nêu trên. Trong đó chăm lo bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho cấp uỷ viên gắn với công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ là một giải pháp đặc biệt quan trọng.
Trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã có những đóng góp và cố gắng nhất định, song vì thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên việc cập nhật, bổ sung những văn bản mới (nhất là sau Đại hội XIII của Đảng) còn chưa được đầy đủ và thấu đáo hết. Vì vậy Ban chủ nhiệm đề tài với tư cách là những người làm công tác nghiên cứu, tuyên truyền giảng dạy lý luận chính trị rất mong được tiếp tục kết hợp nghiên cứu, tiếp thu, trao đổi, thảo luận, đặc biệt với đội ngũ cán bộ làm công tác thực tiễn tại cơ sở. Để từ có cách hiểu, đánh giá và vận dụng góp phần vào thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2022-004