Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

04.2018.05

03/GCN-SKHCN

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng cây chè Hoa vàng (Camellia spp) tại tỉnh Bắc Kạn

Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

UBND Tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh/ Thành phố

TS. Trần Đình Hà

TS. Trần Đình Hà; GS.TS. Đào Thanh Vân; ThS. Đỗ Thị Minh Hoa; TS. Hà Duy Trường; ThS. Lê Thị Kiều Oanh; TS. Đỗ Hoàng Chung; TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn; CN. Dương Thị Ninh; KS. Nông Quốc Thụy; KS. Ma Đình Tranh.

Cây công nghiệp và cây thuốc

01/01/2018

01/12/2020

2021

Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

106

- Đề tài đã điều tra xác định thực trạng cây chè Hoa vàng tại huyện Chợ Đồn và huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn tỉnh có 02 loài Chè Hoa vàng: Loài Chè Hoa vàng có đặc điểm hình thái búp tím lá to và búp xanh lá nhỏ. Theo đó: tại huyện Chợ Đồn tỷ lệ xuất hiện chè Hoa vàng trong rừng tự nhiên nghèo là cao nhất (31,82%), sau đó là rừng tự nhiên nghèo kiệt (29,55%), rừng tự nhiên giàu (18,17%), rừng gỗ hỗn giao tre nứa (13,64%), rừng tự nhiên trung bình (6,82%). Tại huyện Ba Bể: Rừng phục hồi/chưa có trữ lượng là cao nhất với tỷ lệ 33%, tiếp đó là rừng tự nhiên nghèo chiếm 27%, thứ 3 là rừng gỗ hỗn giao tre nứa tỷ lệ là 20%, rừng trung bình với tỷ lệ 13% và cuối cùng là rừng giàu với tỷ lệ phân bố thấp 7%. Trong điều kiện tự nhiên hầu như không còn, chỉ còn trong vườn nhà của một số hộ gia đình.
Hình 1. Đặc điểm thực vật học của loài chè hoa vàng búp tím lá to (Camellia murauchii Ninh & Hakoda)
Hình 2. Đặc điểm thực vật học của loài chè hoa vàng búp xanh lá nhỏ (Camellia spp)
- Đề tài đã nghiên cứu xác định được một số biện pháp kĩ thuật trong nhân giống bằng giâm hom phù hợp cho cây chè Hoa vàng Bắc Kạn búp tím lá to, góp phần khai thác tận dụng nguồn hom có kích thước bé mà người dân thường loại bỏ và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác chè Hoa vàng Bắc Kạn tại địa phương, kết quả nghiên cứu mới đó là:
 + Xử lý chất IBA với nồng độ: 100 -200 ppm cho hom ngọn, 200 ppm cho hom giữa và 300 ppm cho hom gốc trong thời gian 30 phút làm tăng hiệu quả giâm hom so với không xử lý. Tỷ lệ cây đạt Tiêu chuẩn xuất vườn sau 12 tháng tương ứng từ 34,44 - 38,89%, 40,00 - 46,67% và 50,00 - 53,33%.
+ Giâm hom gốc cho tỷ lệ cây đạt Tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất, tiếp đến hom giữa và thấp hơn cả là hom ngọn. Thời vụ giâm hom phù hợp trong vụ Thu đạt kết quả cao nhất, tiếp đến vụ cuối Đông và sau cùng là vụ Xuân.
+ Giá thể bầu giâm hom bằng 50% đất rừng tầng B + 50% trấu hun cho khả năng tái sinh hom giâm tốt nhất, đạt tỷ lệ cây đủ Tiêu chuẩn xuất vườn sau 12 tháng giâm là 44,44% trong vụ Xuân và 47,78% trong thụ Thu.
- Đã xây dựng thành công mô hình trồng chè Hoa vàng với quy mô 05 ha (chè Hoa vàng Bắc Kạn búp tím lá to: 02 ha, chè Hoa vàng Ba Chẽ: 1,38 ha và chè Hoa vàng Tam Đảo: 1,62 ha) tại 02 hộ gia đình ở xã Đồng Thắng, huyện Chợ Đồn và 01 hộ ở xã Địa Linh, 01 hộ ở xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể với tỷ lệ cây sống của các mô hình đạt 80,3 - 90,0%. Từ kết quả xây dựng mô hình. Bước đầu xác định loài chè Hoa vàng Bắc Kạn (búp tím lá to) sinh trưởng tốt ở điều kiện có cây che bóng râm mát với độ tàn che từ 0,5 - 0,7, ẩm độ cao, tầng đất dày, đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước. Loài chè Hoa vàng Ba Chẽ thể hiện khả năng thích ứng tốt hơn với điều kiện có độ tàn che thấp hơn từ 0,3 - 0,6, ẩm độ thấp hơn, đất đai nghèo dinh dưỡng hơn. Loài chè Hoa vàng Tam Đảo phát triển chậm hơn so với 02 giống chè nêu trên.

Hình 3. Cây chè Hoa vàng Bắc Kạn tại mô hình hộ ông Nguyễn Tiến Khang (a), Ba Chẽ tại mô hình ông Nguyễn Thế Hoàng (b), Tam Đảo tại mô hình bà Dương Thi Lan(c) tại thời điểm tháng 12/2020.

- Đề tài đã góp phần đào tạo cán bộ kĩ thuật, tập huấn nâng cao năng lực về nhân giống và chăm sóc chè Hoa vàng cho 100 hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là các thành viên hợp tác xã Hòa Thịnh và 04 hộ dân thực hiện mô hình tại 2 huyện Ba Bể và Chợ Đồn.

chè Hoa vàng; Mô hình; Ảnh hưởng.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn.

03/2021/Quyển số 01-STD-QLCNCN