Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

0721/KHYD

Thực trạng một số bệnh không lây nhiễm và giải pháp nâng cao năng lực cho y tế cơ sở trong khám chữa một số bệnh không lây nhiễm tỉnh Sơn La

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

UBND Tỉnh Sơn La

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Đỗ Xuân Thụ

TS. Nguyễn Tiến Dũng; ThS. Lương Hữu Dũng; ThS. Nguyễn Trung Khải; BS. Hà Việt Phương; ThS. Vũ Thị Đức; BS.CKI. Phạm Thị Thu Hương; ThS. Trần Văn Trung; CN. Lê Phương Thúy; ThS. Bùi Nhung Hằng

Khoa học y, dược

01/07/2018

01/12/2020

2020

Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Sơn La

a. Tỷ lệ mắc một số bệnh không lây nhiễm (THA, ĐTĐ) và các yếu tố nguy cơ bệnh THA, ĐTĐ của người dân Sơn La lứa tuổi từ 40 trở lên
*/ Tỷ lệ mắc một số bệnh không lây nhiễm (THA, ĐTĐ)
- Tỷ lệ bị bệnh THA là 47%. Trong đó: THA độ 1 là 28%, THA độ 2 là 14% và THA độ 3 là 5%.
- Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 6,1%
- Rối loạn dung nạp Glucose 4,9%
*/ Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ của bệnh THA, ĐTĐ
- Hút thuốc lá hoặc thuốc lào 16%; Sử dụng rượu bia thường xuyên 35%; Chế độ ăn nhiều lipid 54% ; 45% ít vận động thể lực; Tỷ lệ thừa cân là 27% và béo phì là 4%.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ số eo-mông lên sức khỏe: 19% có mức ảnh hưởng ít, 21% có mức ảnh hưởng trung bình và 35% có mức ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
b. Năng lực khám chữa một số bệnh THA, ĐTĐ của y tế cơ sở tỉnh Sơn La và hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho cán bộ y tế cơ sở:
*/ Về nhu cầu khám chữa bệnh:
- 93% muốn biết thêm thông tin về bệnh THA và ĐTĐ;  99% ủng hộ các can thiệp dự phòng THA/ĐTĐ tại cộng đồng; 98% muốn tham gia buổi truyền thông dự phòng THA/ĐTĐ; 88% muốn được quản lý và điều trị THA/ĐTĐ tại TYT xã; 72% muốn được khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần.
*/ Về năng lực của CBYTCS trong KCB KLN trước can thiệp
- 15,7% cán bộ có kiến thức kém; 65,2% có kiến thức trung bình; 19,1% có kiến thức khá
*/ Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị THA và ĐTĐ
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ đặc biệt là Bác sỹ; Thiếu trang thiết bị; Không đủ thuốc
*/ Về hiệu quả can thiệp
Kiến thức của cán bộ y tế tăng sau can thiệp bằng đào tạo, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ và giám sát định kỳ.
- 5,8% cán bộ có kiến thức kém; 63,9% có kiến thức trung bình; 30,3% có kiến thức khá; Chỉ số hiệu quả tăng từ 50,9% lên 65,1% (p<0,01)
-100% CBYTCS sau can thiệp sử dụng thành thạo thiết bị test nhanh ĐTĐ, đo huyết áp
- Xét nghiệm về Glucose máu, Cholesterol và LDL – Cholesterol giữa 2 lần xét nghiệm trước và sau can thiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01)
- Số bệnh nhân THA, ĐTĐ được quản lý tại trạm y tế tăng
- Tuân thủ khám, điều trị của bệnh nhân tốt hơn
 

Thực trạng một số bệnh không lây nhiễm và giải pháp nâng cao năng lực cho y tế cơ sở; bệnh không lây nhiễm; thực trạng một số bệnh không lây nhiễm

0721/KHYD