
- Nghiên cứu tính chất tới hạn và hiệu ứng từ nhiệt trong các gốm sắt từ và Ferri từ nhiệt độ cao có cấu trúc nano
- Sóng trong các môi trường đàn hồi
- Hỗ trợ thí điểm áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
- Hoàn thiện công nghệ chọn tạo giống rô phi đỏ (Oreochromis spp) tăng trưởng nhanh
- Thiết kế tổng hợp thử tác dụng ức chế enzym PTP1B hoạt hóa PPAR tác dụng trị tiểu đường và chống ung thư của một số dãy dẫn chất 24-thiazolidindion mới
- Phân tích động lực học hệ thống đường ray cao tốc sử dụng phương pháp phần tử chuyển động
- Nghiên cứu bào chế sản phẩm giảm đau chứa nano cao ớt
- Nghiên cứu so sánh các quá trình sinh địa hóa carbon hữu cơ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng Rui (Quảng Ninh) và Khu dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh)
- Trường vô hướng trong một số mô hình vật lý mới và các vấn đề của vật lý neutrino và vũ trụ học
- Nghiên cứu vai trò chức năng của các adipokine huyết thanh và các micro RNA tự do ở bệnh nhân đái tháo đường type 2



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
502.02-2017.06
2022-52-0568/NS-KQNC
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm thông của nhân viên đối với sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ y tế
Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quốc gia
PGS. TS. Trần Hà Minh Quân
PGS.TS. Ngô Viết Liêm; TS. Nguyễn Thị Nguyệt Quế
Chính sách và dịch vụ y tế
11/2017
05/2020
01/09/2019
2022-52-0568/NS-KQNC
08/06/2022
Kết quả nghiên cứu của đề tài có đóng góp mới về lý thuyết trong lĩnh vực quản lý và khoa học tổ chức nói chung và đặc điểm, hành vi nhân viên trong các tổ chức dịch vụ nói riêng bằng việc việc xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết đầu tiên giải thích các cơ chế thông qua đó sự cảm thông của nhân viên tác động đến sự vui thích của khách hàng trong môi trường dịch vụ cá nhân. Cụ thể là, thông qua cơ chế có tính quá trình về tính cách-hành vi-kết quả, sự cảm thông của nhân viên (tính cách) gắn liền với việc thể hiện cảm xúc chân thành (hành vi), từ đó làm tăng chất lượng dịch vụ và có hiệu ứng tích cực đối với sự vui thích của khách hàng (kết quả). Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu giảng dạy và nghiên cứu hữu ích cho sinh viên đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh các chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực và marketing dịch vụ tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn có đóng góp mới cho lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực thông qua các hàm ý về chính sách và giải pháp hướng tới nhân viên tại các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam nói chung và trong ngành y tế nói riêng nhằm nâng cao kết quả phục vụ khách hàng. Cụ thể là, đội ngũ lãnh đạo và quản lý các tổ chức dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu bằng việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thông của nhân viên cũng như thiết lập mối quan hệ chân thành và xác thực giữa khách hàng với nhân viên thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển cũng như đánh giá và khen thưởng, để từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Việc kế thừa kết quả của đề tài trong nghiên cứu khoa học giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu tiếp theo như xem xét ảnh hưởng của sự cảm thông của khách hàng cũng như các yếu tố có thể tác động đến sự cảm thông và hành vi thể hiện cảm xúc của nhân viên để xây dựng một mô hình lý thuyết toàn diện hơn. Đồng thời, mô hình nghiên cứu cũng có thể được kiểm định trong nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để tăng tính khái quát của kết quả nghiên cứu. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong thực tiễn góp phần giúp các doanh nghiệp và tổ chức dịch vụ nói chung và trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nói riêng cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng.
Yếu tố ảnh hưởng; Sự cảm thông; Nhân viên; Sự hài lòng; Khách hàng; Dịch vụ y tế
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 5
Không
2 Thạc sỹ