- Phát triển lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa
- Xác định tỉ lệ bị nhiễm siêu vi viêm gan B(HbsAg+) ở trẻ em trong dân số trẻ dưới 5 tuổi tại Bình Thuận
- Nghiên cứu quy trình tổng hợp Tadalafil dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc
- Đào tạo bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ chuyên gia phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam
- Dự án Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ sản xuất hợp kim thiếc hàn không chì sử dụng trong lĩnh vực điện tử
- Tuyên truyền phổ biến về hoạt động năng suất chất lượng trên Báo chí năm 2020
- Nâng cao năng lực nghiên cứu thiết kế chế tạo các hệ thống điều khiển tích hợp dùng trong các ngành công nghiệp khai thác than hầm lò năng lượng
- Nghiên cứu đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên người của vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt sản xuất trên tế bào vero tại Việt Nam
- Ứng dụng Tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh giống táo Đài Loan (ĐL-BG1) tại huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn theo hướng sản xuất hàng hóa
- Nghiên cứu chế tạo và sử dụng bộ KIT phát hiện kháng sinh trong sữa bằng kỹ thuật nano
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
106-YS.06-2013.23
2018-48-983/KQNC
Cơ chế điều hòa trao đổi lipid của các hợp chất từ thực vật biển Việt Nam trong phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Hoàng Thị Minh Hiền
PGS. TS. Đặng Diễm Hồng; TS. Ngô Thị Hoài Thu; TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng; ThS. Lê Thị Thơm; ThS. Nguyễn Cẩm Hà; ThS. Hoàng Thị Hương Quỳnh
Công nghệ sinh học
03/2014
03/2018
01/06/2020
2018-48-983/KQNC
04/09/2018
378
- Đề tài đã xây dựng được phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPARα là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ vector pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pSG5-PPARα trong vòng 24h; phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPARγ là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ vector pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pBABE-Zeo-PPAR gamma2 trong vòng 24h; và phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPAR PPARδ/β là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pAdTrack-CMV-PPARδ/β trong vòng 24h.
- Đã sàng lọc được 7 trên tổng số 24 loài có khả năng kích hoạt thụ thể PPARs là Gracilaria saliconia, Sargassum swartzii, Colpomenia sinuosa, Codium fragile, Grateloupia elliptaca, Porphyra crispate và Schizochytrium mangrovei. Trong đó, 2 loài S. swartzii và S. mangrovei sẽ được chọn để tách các chất có hoạt tính và nghiên cứu sâu hơn về cơ chế.
- Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý của dịch chiết từ Sargassum swartzii cho thấy dịch chiết từ loài này có tác dụng giảm hàm lượng TG và cholesterol nội bào và tăng khả năng hấp thụ axit béo trong tế bào HepG2. Tác dụng giảm nồng độ TG và cholesterol nội bào của dịch chiết EtOH từ S. swartzii là do chúng có khả năng tăng cường điều hòa biểu hiện gen PPARα và các gen tham gia vào quá trình trao đổi lipit.
+ Đã xác định được squalene – tách từ Schizochytrium mangrovei có tác dụng giảm hàm lượng lipid nội bào và tăng quá trình vận chuyển cholesterol (cholesterol efflux) trong các dòng tế HepG2 và RAW 246.7; trên mô hình chuột thực nghiệm, chuột được uống squalene tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, mỡ tổng số và hàm lượng lipit máu.
+ Đã nghiên cứu được cơ chế phân tử tác dụng giảm lipit của squalene theo hướng kích hoạt thụ thể PPARα cho thấy, squalene kích hoạt mức độ biểu hiện gen mã hóa cho PPARα và các gen đích của PPARα.
Với sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu như hiện nay thì kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và sẽ giúp chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng trong nước với chất lượng tốt có giá thành được thị trường chấp nhận phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.
Công nghệ thông tin; CNTT;
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
01 tiến sỹ