- Nghiên cứu chiết tách chuyển hóa hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của các triterpenoid từ Cây rau má Centella asiatica (L) Urban họ Hoa tán [Apiaceae]
- Tìm kiếm các chất có hoạt tính chống ung thư từ một số loài thuộc chi Bứa (Garcinia) và chi Thị (Diospyros) của Việt Nam định hướng theo phép thử sinh học dẫn đường
- Đánh giá thực trạng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh và giải pháp hoàn thiện
- Thử nghiệm sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ táo Mèo và chùm ngây với việc ứng dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu một số hệ vận chuyển thuốc trên cơ sở pectin chiết tách từ cây cúc quỳ (Tithonia diversifolia)
- Nghiên cứu công nghệ chế biến quặng đa kim Antimon - Vàng vùng Hà Giang - Tuyên Quang
- Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử
- Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng Đài thơm 8 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Sản xuất thử nghiệm rau măng tây xanh ứng dụng công nghệ cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại khu vực Nam Trung bộ
- Nghiên cứu tổng hợp các hợp chất Beta – Lắctam có hoạt tính sinh học chứa cầu nối cacbon nitơ và spiro từ các dẫn xuất azetidin-2-on
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
Hoàn thiện công nghệ sản xuất dung dịch thụ động thân thiện môi trường không chứa ion Cr(VI) cho lớp mạ kẽm
Viện Kỹ thuật nhiệt đới.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TS. Lê Bá Thắng.
Kỹ thuật hoá vô cơ
Môi trường; mạ kẽm; công nghệ; dung dịch.
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Công ty TNHH cơ khí Mạnh Quang.
Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy sử dụng các lớp thụ động thân thiện môi trường nhưng có thể thấy được tiềm năng của lớp thụ động này còn rất lớn nhất là khi vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả xã hội quan tâm. Sản phẩm của dự án có giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, việc làm chủ công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với trình độ công nghệ và điều kiện sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, sản phẩm của dự án cũng góp phần tiết kiệm ngoại tệ. Ngoài việc đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường, sản phẩm của dự án có giá thành hợp lý sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được giá thành các sản phẩm. Các sản phẩm tạo ra hoàn toàn có thể thay thế các dung dịch hiện nay đang được nhập khẩu. Dự án cho thấy khả năng tự chủ sản xuất trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu dung dịch thụ động, thúc đẩy sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu kinh tế kỹ thuật. Dự án góp phần giải quyế nhu cầu việc làm cho một số lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xã hội.
Thị trường tiêu thụ dung dịch thụ động Cr(III) hiện nay là rất lớn. Dung dịch thụ động Cr(III) được sử dụng với mục địch tăng độ bền ăn mòn, mỹ quan, thân thiện môi trường của chhi tiết sau mạ kẽm. Cho đến nay, tuy Việt Nam chưa cấm việc sử dụng Cr(VI) cho các lớp mạ kẽm, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạng chuyển một phần hoặc toàn bộ sang dung dịch thụ động Cr(III) do tính năng dễ sử dụng, ít độc hại và xử lý nước thải đơn giảm. Vì vậy, có thể thấy rằng, trong tương lai, nhu cầu sử dụng dung dịch thụ động Cr(III) sẽ ngày càng tăng và khả năng nhân rộng qui mô của dự án là rất cao. Dự án dự định sẽ hợp tác sản xuất hàng loạt với đơn vị liên kết, lợi nhuận phân chia theo thỏa thuận dựa theo tỷ lệ góp vốn và bí quyết kỹ thuật. Sản phẩn sẽ được phân phối thông qua tiếp thị, quảng cáo và qua các nhà cung cấp hóa chất. Tùy điều kiện, có thể tiếp tục hợp tác sản xuất hoặc cùng thành lập khoa học công nghệ.