- Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các TBKT trong sx chế biến và tiêu thụ chè tại 3 xã xây dựng nông thôn mới Sơn Hùng (Thanh Sơn Phú Thọ); Phú Thịnh (Đại Từ Thái Nguyên); Tân Lập (Bắc Quang Hà Giang)
- Phong trào yêu nước của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (1930-2010)
- Công tác vận động tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Thừa Thiên-Huế: Thực trạng và giải pháp
- Biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số - những vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời gian tới
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo định lượng mưa khu vực Nam Bộ và cảnh báo mưa lớn hạn cực ngắn cho Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống khắc phục nhanh sự cố tăng/giảm điện áp ngắn hạn cho phụ tải
- Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh phục vụ cho yêu cầu bảo tồn và phát triển
- Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti – mullerian hormone(AMH) sau mổ nội soi bóc lang nội mạc tử cung tại buồng trứng
- Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong phân chia các khoản thu nhập công
- Tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
SXTN 01.08.DMCNKK
2021-24-490/KQNC
Hoàn thiện công nghệ thiết bị và áp dụng để khai thác và tuyển sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ khu vực Bình Thuận Việt Nam
Viện khoa học và công nghệ mỏ - luyện kim
Bộ Công Thương
Quốc gia
ThS.Nguyễn Thị Hồng Gấm
CN. Nghiêm Thị Vân; KS. Hoàng Ngọc Tuân; ThS. Nguyễn Thị Thu; ThS. Đỗ Thị Như Quỳnh; ThS. Bùi Xuân Bảng; ThS. Đào Công Vũ; KS. Bùi Xuân Bình; TS. Đinh Thị Thu Hiên; KS. Hoàng Thị Xuân; ThS. Vũ Thị Tuyết Mai; TS. Nguyễn Thị Hoài Nga; ThS. Lê Quý Thảo; ThS. Phạm Ngọc Liêm; KS. Phan Thành; CN. Phạm Văn Định; KS. Trương Đức Chính; ThS. Nguyễn Đức Hưng; TS. Vũ Thị Anh Tiềm
Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị khai khoáng
03/2020
12/2020
18/01/2021
2021-24-490/KQNC
22/03/2021
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Sa khoáng titan-zircon; Tầng cát đỏ; Khai thác; Tuyển sa khoáng; Công nghệ; Thiết bị
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Sau khi dự án kết thúc, Công ty Sao Mai đã trực tiếp tiếp nhận công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã phối hợp với Công ty Sao Mai tiếp tục hoàn thiện công nghệ, đăng ký bản quyền và chuyển giao khi các đơn vị trong nước khai thác titan có nhu cầu. Công ty Sao Mai đã tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ khai thác và tuyến thô đã hoàn thiện. Công ty TNHH nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh sẽ tiếp tục tổ chức sản xuất nhả máy tuyển tinh sau khi đã được hoàn thiện công nghệ, bổ sung thiết bị và sẵn sàng mở rộng sản xuất.
- Đánh giá tác động đối với việc nâng cao trình độ công nghệ ngành khai khoáng: Dự án triển khai thành công là bước đầu cho việc áp dụng những thành quả nghiên cứu khoa học của nhà nước vào đổi mới hiện đại hóa ngành khai thác và chế biến titan tại Bình Thuận. Dự án đã và đang mang lại hiệu quả trực tiếp cho doanh nghiệp, đảm bảo khai thác ổn định, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước. Các sản phẩm của dự án: cụ thể là công nghệ khai thác, tuyển, vít tuyển cấp hạt mịn sẽ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đang triển khai dự án tại địa phương. Sản phẩm quặng tinh ilmenit, zircon, rutil, monazit đạt tiêu chuẩn cho các khâu chế biến tiếp theo. Việc áp dụng công nghệ đã làm tăng chất lượng, thực thu sản phẩm, sử dụng triệt để tài nguyên nhằm giảm giá thành sản phẩm. Hoàn thiện công nghệ chế tạo vít tuyển cấp hạt mịn và triển khai tại Bình Thuận sẽ giảm chi phí vận chuyển, sử dụng nhân công địa phương sẽ đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm. - Đánh giá tác động đối với hiệu quả sản xuất, an toàn lao động bảo vệ môi trường: Dự án sản xuất thực nghiệm ứng dụng công nghệ khai thác, tuyển quặng titan được triển khai thảnh công sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức giữa việc triên khai khai thác titan trong môi quan hệ với các hoạt động KT-XH khác của tỉnh Bình Thuận. Bình Thuận là một trong những tỉnh thiếu nước vảo mùa khô nên nếu áp dụng công nghệ khai thác thành công sẽ giảm tiêu hao nước phục vụ khai thác, giảm thiểu ảnh hưởng đến mực nước ngầm khu vực khai thác mỏ. Dự án đi vào hoạt động đã phát triển một phần kinh tế địa phương, phát triển khoa học, kỹ thuật, vẫn hoá, xã hội, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và việc làm gián tiếp cho nhiều lao động trong các ngành khác. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp làm thay đổi bộ mặt khu vực triển khai dự án mà không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường khu vực.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho các mỏ titan trong tỉnh và cả nước.