Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-24-700

Hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị chế biến bảo quản mật ong

Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng

Bộ Công Thương

TS. Vũ Kế Hoạch

Kỹ thuật thực phẩm

18/07/2014

2015-24-700

02/10/2015

- Ứng dụng công nghệ sấy bơm nhiệt để sấy mật ong ở nhiệt độ thấp. Nhờ phương pháp công nghệ sấy hợp lý nên đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng suất cao hơn hẳn các phương pháp sấy hiện nay tại Việt Nam cũng như nước ngoài, chi phí điện năng riêng thấp, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, hiệu quả sản xuất trong việc chế biến, bảo quản mật ong phục vụ cho xuất khẩu - Ngoài việc chế tạo thiết bị (sấy) hạ thủy phần mật ong, năng suất 1.000kg/mẻ, dự án đã thực hiện chế tạo được hệ thống thiết bị lọc tinh mật ong, năng suất 1.000kg/h. - Đã chuyển giao công nghệ & thiết bị cho doanh nghiệp là Cty TNHH Huy Hoàn - Lĩnh vực: chế biến bảo quản nông sản thực phẩm sau thu hoạch .
11580
Về hiệu quả kinh tế: phương pháp công nghệ sấy mật ong của dự án/đề tài đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt là: - Bảo quản mật ong được thời gian lâu (trên 12 tháng) mà vẫn giữ được chất lượng, hương vị và màu sắc của sản phẩm. - Hạn chế tối đa rủi ro trong khâu bảo quản - Góp phần và là động lực chính để cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu dễ dàng - Sản phẩm mật ong xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớncho người nuôi ong, nhờ đó mà ngành nuôi ong lấy mật ngày càng phát triển Qua khảo nghiệm và thực tế sản xuất: chi phí điện năng riêng 0,164kWh/kg mật ong, thấp hơn 20% so với phương pháp sấy chân không Về ý nghĩa khoa học: - Thiết bị sấy mật ong phù hợp với tất cả các dạng quy mô sản xuất, từ hộ gia đình nhỏ lẻ thì chế tạo thiết bị nhỏ, quy mô lớn xuất khẩu thì chế tạo thiết bị lớn như thiết bị trong dự án mà tác giả đã nghiên cứu thực hiện. - Phương pháp sấy bơm nhiệt mật ong ở nhiệt độ thấp là kết quả nghiên cứu khoa học góp phần mở rộng ứng dụng cho các tác giả tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và phát triển cho các sản phẩm khác tương ứng, đặc biệt là sản phẩm công nghệ chế biến sau thu hoạch. - Làm nền tảng cho ngành chế biến nông sản thực phẩm phát triển theo chủ trương cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất của Đảng và nhà nước. Góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.

Hoàn thiện; Công nghệ; Thiết kế; Chế tạo; Chế biến; Bảo quản; Mật ong

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

Đơn vị ứng dụng chuyển giao: Công ty TNHH Huy Hoàn Địa chỉ: 36 Chu Văn An, phường 12, Q. Bình Thạnh, TP. HCM Điện thoại: 08.35166676 fax: 08.3516675 MST: 0302237855 Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hoàng Như Tùng

- Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH Huy Hoàn đã chế biến và xuất khẩu được trên 600 tấn mật ong sang thị trường Mỹ cho 8 tháng đầu năm kể từ khi dự án hoàn thành, nhờ kết quả này công ty tiếp tục nhân rộng đầu tư nhân chế tạo thêm thiết bị tương tự phục vụ cho kế hoạch lớn của công ty. + Ngoài sản phẩm của dự án đã chuyển giao: - Công ty TNHH Cửu Long Bee, Quốc lộ 1A, xã Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. - Công ty Vina ong, Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp B, Bình Dương. - Công ty TNHH ong mật Tuấn Thảo; 41D2 đường 34/4, TP. Vũng Tàu.

- Hợp tác với các Sở KH&CN các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành địa phương để nhân rộng và chuyển giao các kết quả dự án. - Chuyển giao công nghệ, thiết bị có đào tạo: áp dụng cho các đơn vị đã đặt hàng ứng dụng hệ thống thiết bị như Công ty TNHH Huy Hoàn, quận Bình Thạnh, TP. HCM và Công ty TNHH mật ong Võ Kiệt, quận 7, TP. HCM. - Trên cơ sở thực hiện hợp đồng SXTN với doanh nghiệp: nguồn vốn bên phía doanh nghiệp đóng góp 70% cho dự án, 30% ngân sách sự nghiệp. Hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản mật ong được giao hoàn chỉnh, trọn gói cho doanh nghiệp. - Tiếp tục liên kết với doanh nghiệp để sản xuất chuyển giao: áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu gia tăng cơ khí hóa và tự động hóa hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản mật ong phục vụ trong nước và xuất khẩu. - Dự án được sản xuất thử nghiệm và chuyển giao cả về công nghệ và thiết bị cho cơ sở sản xuất và chế biến các sản phẩm ong mật. - Đánh giá chung khả năng ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng của dự án là rất lớn, vì dự án rất phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay của các cơ sở nuôi và chế biến mật ong. Không những có một số công ty tại TP. HCm mà cả các công ty xuất nhập khẩu ong mật lớn ở Việt Nam như Công ty cổ phần ong mật Đồng Nai, Công ty cổ phần ong mật Đăk Lawk, Công ty cổ phần ong mật Bình Phước, Lâm Đồng, Đaknong, Cà Mau… đều sẵn sàng tham gia ứng dụng kết quả nghiên cứu dự án SXTN vào thực tế sản xuất của đơn vị mình.