
- Vai trò của văn hóa và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên
- Nghiên cứu tác động của các yếu tố thủy thạch động lực trong bồi xói vùng rừng ngập mặn Việt Nam
- Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô và Fintech tại Việt Nam
- Dao động ngẫu nhiên phi tuyến và điều khiển dao động
- Đánh giá kết quả nghiên cứu cổ môi trường giai đoạn cuối Pleistocen đầu Holocen ở Bắc Việt Nam: Tư liệu từ các di chỉ hang động (từ năm 2005 đến 2015)
- Ứng dụng khoa học công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi kết hợp sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất an toàn bền vững
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai một số mô hình không phát thải hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm cho cụm dân cư nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Sản xuất thử 02 giống đậu tương DT2008 và ĐT51
- Các pha tô pô trật tự tầm xa và đa thành phần trong các mô hình lượng tử
- Nghiên cứu phát triển công nghệ thân thiện môi trường trong xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp áp dụng với quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện Việt Nam



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
01/2021/TTPTKH&CN
Nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS Trần Quốc Tỏ
CN. Trần Thanh Tâm, ThS. Dương Văn Lượng, ThS. Nguyễn Quốc Hữu, ThS. Trần Thị Linh, ThS. Nguyễn Xuân Quang, CN. Nguyễn Thị Lan, ThS. Lý Quang Cảnh
Khoa học xã hội
01/01/2019
01/01/2020
30/07/2020
01/2021/TTPTKH&CN
03/02/2021
- Sản phẩm ứng dụng là báo cáo khoa học có chất lượng, trong đó tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hoạt động quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh… từ đó dự báo tình hình và đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hoạt động quản lý nhà nước các cấp về an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi, khả năng ứng dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho đảng đoàn HĐND tỉnh, ban cán sự đảng UBND tỉnh, các huyện, thành ủy, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên trong việc hoạch định chủ trương, chiến lược nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hoạt động quản lý nhà nước về ATTP. Kịp thời có những giải pháp hợp lý trước tác động và diễn biến ngày càng phức tạp về ATTP. Ngoài ra, còn là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học; là tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP.
- Địa chỉ ứng dụng: Đảng đoàn HĐND tỉnh, ban cán sự đảng UBND tỉnh, các huyện, thành ủy, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên.
- Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu và bản kiến nghị đã được chuyển đến đảng đoàn HĐND tỉnh, ban cán sự đảng UBND tỉnh, các huyện, thành ủy, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo tổng thể của nghiên cứu này là tài liệu quan trọng, có ý nghĩa khoa học lý luận và khoa học thực tiễn để hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hoạt động quản lý nhà nước các cấp về ATTP trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đề tài góp phần vào việc nâng cao hiệu quả nghiên cứu, tổng hợp, phối hợp tham mưu của Văn phòng Tỉnh ủy và các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu với Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành những chủ trương, đường lối về định hướng phát triển, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp về ATTP; tham mưu với UBND tỉnh về cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nổi bật là:
+ Đối với Văn phòng Tỉnh ủy: Đã ứng dụng đề tài để nghiên cứu, tập trung phối hợp tham mưu với Tỉnh ủy Thái Nguyên lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là ban hành Kế hoạch số 89-KH/TU, ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương và tổ chức thực hiện hiệu quả.
+ Đối với các sở: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương là những cơ quan phối hợp thực hiện Đề tài “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Thông qua đề tài, 3 Sở đã nâng cao hiệu quả phối hợp, phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh hằng năm kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng ban Thường trực, Giám đốc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương làm Phó Trưởng ban (Sở Y tế là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo), bên cạnh đó tham mưu kiện toàn Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo khi có biến động về nhân sự; tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả các Quyết định của UBND tỉnh như: Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND, ngày 26/5/2020 về quy định quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Quyết định số 45/2021/QĐ-UBND ngày 06/10/2021 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 26/5/2020, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh.
Ứng dụng, vận dụng các kiến nghị, đề xuất của đề tài, hằng năm, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương phối hợp tham mưu với Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp tỉnh ban hành kế hoạch triển khai bảo đảm ATTP các đợt cao điểm và kế hoạch công tác kiểm tra, hậu kiểm về ATTP trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, tổ chức từ 3 - 4 đợt kiểm tra liên ngành vào các dịp: Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu,.... Các ngành chức năng đã chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, định kỳ, đột xuất theo quy định đối với các ngành hàng, loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công, phân cấp; xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP, nhất là đối với tình trạng lạm dụng hoá chất độc hại, chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lưu thông thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc được thực hiện có hiệu quả đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Trên cơ sở phối hợp nghiên cứu, thực hiện đề tài, Đảng ủy Sở Y tế tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết chuyên đề số 396-NQ/ĐU, ngày 20/4/2022 về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Ngành Y tế Thái Nguyên giai đoạn 2022-2025. Sở Y tế đã phối hợp tham mưu với UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo: Thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND, ngày 16/3/2022 về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2025 đảm bảo tiến độ và hiệu quả thiết thực; đặc biệt là Công văn số 2224/UBND-KGVX, ngày 07/5/2024 về ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, Sở ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm để tổ chức thực hiện.
công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước, an toàn thực phẩm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không