liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TNB/14-19

2021-54-1273/KQNC

Nâng cao năng suất chất lượng đa dạng hóa sản phẩm và khai thác phụ phẩm của cây dứa Cayenne (Ananas Comosus) tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Quốc gia

TS. Trần Tấn Việt

TS. Hoàng Anh Hoàng, PGS.TS. Mai Thanh Phong, PGS.TS. Lê Thị Kim Phụng, TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, TS. Lại Quốc Đạt, ThS. Tiên Minh Hải, PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy, TS. Nguyễn Văn Phong, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga, ThS. Trần Thị Tưởng An

Bảo quản và chế biến nông sản

10/2018

09/2020

22/04/2021

2021-54-1273/KQNC

14/07/2021

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Thực trạng canh tác và đề xuất quy trình phù hợp để đạt năng suất cao. Xây dựng vùng trồng dứa chuyên canh đạt năng suất 20 tấn/ha/năm với các quả dứa đồng đều về kích thước. Chuẩn hóa quy trình sản xuất Bromelain từ phế phụ phẩm dứa MD2 và sản xuất thực nghiệm sản phẩm Enzym bromelin tinh khiết dạng viên. Đa dạng hóa các sản phẩm được sản xuất từ quả dứa MD2 phụ phẩm. Chuẩn hóa quy trình sản xuất và sản xuất thực nghiệm sản phẩm thức ăn gia súc từ các phế phẩm sau quá trình chế biến dứa MD2. Chuẩn hóa quy trình sản xuất và sản xuất thực nghiệm sản phẩm phân vi sinh từ các phế phẩm sau quá trình chế biến dứa MD2.
19534
Đề tài tạo ra các sản phâm mới, được sản xuất từ phế phụ phẩm trong quá trình trồng và chế biến dứa, góp phần cung cấp những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và dược tính cao (thức uống, bánh kẹo, bromelain) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, do nguyên liệu chủ yếu là tận dụng phế phấm, có giá trị thấp đê tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập của người dân. Các công nghệ được nghiên cứu trong đề tài được nghiên cứu với định hướng áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Do đó, phù hợp với trình độ sản xuất của vùng Tây Nam Bộ, góp phần giải quyết việc làm cho vùng. về mặt môi trường, đề tài sẽ cung cấp các giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về môi trường hiện nay của vùng. Thân, lá, rễ, đài dứa hiện nay thì một lượng nhỏ được dùng trực tiếp làm thức ăn gia súc, phần lớn được đốt tại đồng ruộng. Việc đốt này cung cấp dinh dường (khoáng, mùn) cho đất, tuy nhiên, nếu kéo dài, có nguy cơ đất bị khoáng hóa, giảm độ phì dưỡng của đất và gây nguy cơ dịch bệnh cho cây trồng. Bên cạnh đó, việc đốt này gây ra ô nhiễm bụi và nhiệt. Việc có giải pháp thích hợp sử dụng các phế phấm của dứa như đề xuất trong đề tài sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên.

Dứa Cayenne lai; Phụ phẩm; Enzym bromelin; Thức ăn gia súc; Phân vi sinh; Ananas Comosus

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không