
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non tiểu học tư thục trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Nghiên cứu công nghệ bảo quản khoai tầng vàng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu ứng dụng hàm offset trong xử lý tối ưu các tính chất điện trong bộ biến tần đa bậc
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm hệ thống thiết bị chống ăn mòn catôt sử dụng dòng điện ngoài để bảo vệ vỏ tàu biển đạt tiêu chuẩn TCVN 6051:1995
- Phát hiện bất thường sử dụng mạng nơ-ron học sâu
- Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chọn tạo giống khai thác chế biến sữa dê quy mô công nghiêp tại tỉnh Ninh Bình
- Gia đình đối với sự phát triển tỉnh Lào Cai - Thực trạng và giải pháp
- Ứng dụng đồng bộ các giải pháp canh tác tiên tiến xây dựng vùng nguyên liệu Điều theo chuỗi giá trị đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu
- : Nghiên cứu tác động của các hoạt động phát triển đến dòng chảy và môi trường sinh thái vùng hạ du sông Mã đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động bất lợi và đảm bảo an toàn hạ du
- Phân lập tuyển chọn một số vi khuẩn probiotic phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-02-828
Nghiên cứu các giải pháp huy động vốn xã hội cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
ThS. Phạm Chí Trung, ThS. Nguyễn Văn Chiến, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong, GS.TS. Lê Ngọc Hùng, PGS.TS. Dương Ngọc Thí
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
07/2013
04/2015
24/09/2015
2015-02-828
24/11/2015
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Nội dung nghiên cứu của đề tài là làm rõ các cơ sở khoa học (cơ sở lý luận về vốn xã hội, vận dụng vốn xã hội, nhu cầu về mặt chủ trương, chính sách và thực tiễn phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp đang đặt ra trước yêu cầu xây dựng và phát triển nông thôn mới) từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp phù hợp trong việc huy động vốn xã hội cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó là việc đánh giá, làm rõ thực trạng vốn xã hội, các cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn này cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn tại các địa phương được khảo sát. Từ các nội dung nghiên cứu nói trên, đề tài nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp huy động vốn xã hội trong phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới.
a) Hiệu quả kinh tế
Thông qua kết quả nghiên cứu được xuất bản, chuyển giao vào thực tiễn như “Sổ tay hỏi đáp về vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới” và “Sách chuyên khảo về Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề nông thôn” và các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành đã bổ sung vào hệ thống tri thức, thông tin góp phần nâng cao nhận thức về nguồn vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, đào tạo và thực tiễn hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế ở nông thôn.
Các đối tượng sử dụng tài liệu hỏi đáp có thể: Hiểu thế nào là vốn xã hội, tầm quan trọng/vai trò của vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phục vụ xây dựng nông thôn mới, nắm được cách thức cơ bản để duy trì và gây dựng vốn xã hội ở nông thôn cũng như trong sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp. Tài liệu còn cung cấp các trường hợp điển hình dưới dạng câu chuyện thành công/chưa thành công về phát huy vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp qua khảo sát thực tế ở các địa phương thuộc 07 vùng kinh tế - xã hội cả nước.
b) Hiệu quả xã hội
- Xây dựng nông thôn mới là một nội dung mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực, đa ngành, đa chiều cạnh. Vì vậy, cần có một hệ thống cơ sở lý luận để phục vụ cho quá trình xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách vào thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về tiếp cận nghiên cứu về vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam. Qua nghiên cứu khẳng định thêm tầm quan trọng của yếu tố “vốn xã hội” trong các nguồn lực “vốn” phục vụ phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nói riêng.
c) Khả năng mở rộng ứng dụng
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận và tri thức về vốn xã hội ở Việt Nam;
- Thông qua kết quả nghiên cứu được xuất bản, chuyển giao vào thực tiễn như “Sổ tay hỏi đáp về vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới” và “Sách chuyên khảo về Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề nông thôn” đã bổ sung vào hệ thống tri thức, thông tin góp phần nâng cao nhận thức về nguồn vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, đào tạo và thực tiễn hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế ở nông thôn;
- Cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý kinh tế, phát triển nông thôn… nhằm phát huy vai trò, đóng góp của vốn xã hội trong cộng đồng, qua đó thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Nghiên cứu; Giải pháp; Huy động; Vốn xã hội; Phát triển; Ngành nghề; Phi nông nghiệp; Xây dựng; Nông thôn mới
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Ứng dụng kết quả đề tài khoa học góp phần đào tạo được 01 Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.