- Quá trình hình thành sao lùn nâu và các đặc tính cơ bản của đĩa trẻ xung quanh các sao lùn nâu
- Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và xây dựng mô hình xã an toàn dịch bệnh gia súc gia cầm tại xã Khánh Thành huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu các giải pháp huy động vốn xã hội cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái vùng triều từ Vũng Tàu đến Kiên Giang
- Nghiên cứu nguyên nhân làm suy giảm rừng ngập mặn và các giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm vắcxin Hib cộng hợp ở quy mô công nghiệp
- Mô hình chăn nuôi gà thịt và sinh sản với giống gà thịt địa phương bằng phương pháp bán chăn thả (nuôi gà thả vườn)
- Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dậy tại trường THCS Lộc Hạ
- 2021Nghiên cứu xây dựng phần mềm đánh giá mức độ xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT ĐL.2011-T/7
2014-02-521/KQNC
Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ Sơn La Hòa Bình Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa kiệt
Viện quy hoạch thủy lợi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Bùi Nam Sách
Đào Ngọc Tuấn, GS.TS. Hà Văn Khối, TS. Ngô Lê An, ThS. Vũ Thị Kim Huệ, ThS. Nguyễn Thị Thu Nga, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, TS. Hoàng Thanh Tùng, ThS. Nguyễn Mạnh Toàn, KS. Nguyễn Thanh Hải
Kỹ thuật thuỷ lợi
03/2011
03/2014
2014-02-521/KQNC
16/04/2024
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
(1) Lần đầu tiên, đề tài đã lập được quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thời kỳ mùa kiệt dựa trên những luận chứng có cơ sở khoa học, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa cấp nước, phát điện và môi trường sinh thái vùng hạ du. Đây là nội dung khoa học quan trọng để các cơ quan có chức năng lập báo cáo trình Chính phủ phê duyệt về Quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thời kỳ mùa kiệt.
(2) Trên cơ sở nghiên cứ theo định hướng vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực, đề tài đã đề xuất phương án vận hành hệ thống hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thời kỳ lũ chính vụ và chế độ tích nước của các hồ chứa này trong thời kỳ chuyển tiếp lũ-kiệt, đảm bảo an toàn tích nước đầy hồ và vẫn đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du và công trình. Đây là cơ sở để lập quy trình vận hành cả năm cho hệ thống liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang.
(3) Đề tài đã xây dựng được mô hình MOPHONG, là mô hình được sử dụng tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp. Mô hình có khả năng sử dụng trong tính toán quy hoạch, vận hành hệ thống hồ chứa cấp nước phát điện và phòng lũ, lập biểu đồ điều phối cho hệ thống hồ chứa bậc thang. Chương trình tính toán có thể ứng dụng tính toán điều tiết cho hệ thống khoảng 20 hồ chứa có cấu trúc phức tạp. Mô hình đã được tính toán thử nghiệm cho hệ thống 4 hồ chứa bậc tháng sông Đà và 5 hồ chứa trên sông Sê San. Nếu được đầu tư hoàn thiện sẽ có thể có ứng dụng không kém với những phần mềm thương mại của nước ngoài. Mô hình MOPHONG cũng là công cụ chính sử dụng tính toán điều tiết cấp nước phát điện khi phân tích các kịch bản vận hành hệ thống hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang.
(4) Đề tài đã tiếp cận và thử nghiệm các phương pháp tối ưu hóa ứng dụng cho vận hành hệ thống hồ chứa Mô hình MOPHONG cũng là công cụ chính sử dụng tính toán điều tiết cấp nước phát điện khi phân tích các kịch bản vận hành hệ thống hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang. Đề tài đã khai thác thành công công nghệ GAMS cho bài toán vận hành tối ưu hệ thống hồ Sơn la, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang. Lần đầu tiên đã ứng dụng thành công phần mềm Crystal Ball (là phần mềm ứng dụng cho các bài toán kinh tế có tính năng phù hợp với vận hành hệ thống hồ chứa) cho vận hành tối ưu hồ chứa đơn phát điện và mở rộng khả năng ứng dụng cho hệ thống hồ chứa bậc thang. Kết quả nghiên cứu mặc dù còn có tồn tại cần đầu tư thêm nhưng đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực vận hành hệ thống hồ chứa chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là Bộ tài liệu bổ sung vào quy trình vận hành các hồ chứa đã có và sẽ xây dựng trong tương lai, sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình hồ chứa cho các sông khác trên lãnh thổ Việt Nam nhằm sử dụng hài hòa tài nguyên nguồn nước.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
Đề tài đã bổ sung đủ hơn về nguyên tắc xây dựng quy trình vận hành hồ chứa để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá một cách kinh tế nhất, bền vững nhất cho cả hiện tại và tương lai giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách kinh doanh và các lãnh đạo có tầm nhìn toàn diện về khả năng cung ứng nước khi có quy trình vận hành hợp lý đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của các ngành dùng nước.
Nghiên cứu; Xây dựng; Quy trình vận hành; Hệ thống liên hồ; Mùa kiệt; Sơn La; Hòa Bình; Thác Bà; Tuyên Quang
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Hỗ trợ đào tạo 02 Nghiên cứu sinh