liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KX.01/16-20

2020-52-496/KQNC

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực

Trường Đại học kinh tế Quốc dân

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

PGS.TS. Phạm Hồng Chương

PGS.TS. Phạm Thị Huyền; PGS.TS. Lê Hà Thanh; PGS.TS. Trương Đình Chiến; TS. Trịnh Mai Vân; TS. Đồng Xuân Đảm; TS. Lương Minh Huân; TS. Trần Công Thắng; PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi; TS. Hoàng Xuân Hòa; PGS.TS. Vũ Huy Thông; TS. Nguyễn Hữu Đồng; PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài; TS. Cao Thị Thanh; TS. Lê Thùy Hương; ThS. Nguyễn Văn Khoa; TS. Nguyễn Diệu Hằng; TS. Trịnh Chi Mai; ThS. Vũ Thu Trang; ThS. Hoàng Thị Hà; TS. Phạm Văn Tuấn; GS.TS. Kenichi Ohno

Địa lý kinh tế và văn hoá

06/2017

05/2019

29/04/2020

2020-52-496/KQNC

08/06/2020

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Trên cơ sở tổng kết lý luận và đánh giá thực trạng kết nối, đề tài đề xuất các định hướng chính sách và giải pháp nhằm tăng cường kết nối năng lực sản xuất giữa Việt Nam và Nhật Bản trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, tầm nhìn và mục tiêu đến năm 2035. Các kiến nghị hướng vào 2 nhóm đối tượng chính: (i) Kiến nghị đối với chính phủ hai nước và (ii) Kiến nghị đối với các doanh nghiệp. Các giải pháp trọng tâm gồm: (i) Nâng cao năng suất; (ii) Học hỏi, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản; (iii) Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; (iv) Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao hiệu quả Marketing FDI và (v) Thúc đẩy tinh thần doanh nhân Việt Nam. Đề tài là góp phần quan trọng vào việc cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn để nghiên cứu, đề xuất cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng các chính sách, phục vụ cho việc soạn thảo một số nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khoá XII, cho chính phủ, các Bộ ngành, địa phương về các vấn đề liên quan đến tháo dỡ, khắc phục các rào cản nhằm tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản trong thời kỳ mới của đất nước. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được xác nhận ứng dụng của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách của Đảng, Chính phủ: Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, Hội đồng khoa học Khối cơ quan Đảng
17396
Đóng góp mới về khoa học Đề tài có một số đóng góp về khoa học như sau: - Luận giải cơ sở lý luận về kết nối kinh tế giữa các nước cũng như làm rõ khái niệm, bản chất, nội dung và phương thức kết nối kinh tế giữa các nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; - Cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản ở góc độ vĩ mô và vi mô; - Đánh giá tổng hợp các chủ trương, chính sách, qui định về kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đồng thời nhận diện những nhân tố ảnh hưởng tới việc kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản; - Xác định những tồn tại và ách tắc trong việc kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản và tìm ra nguyên nhân của những vấn vấn đề trên; - Đề xuất các định hướng chính sách và giải pháp nhằm tăng cường kết nối năng lực sản xuất giữa Việt Nam và Nhật Bản trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, tầm nhìn và mục tiêu đến năm 2035. Hiệu quả kinh tế Các giải pháp trong việc thúc đẩy kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản được đề xuất trong khuôn khổ đề tài được kỳ vọng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong mối quan hệ với đối tác Nhật Bản. Thông qua đó, đề tài góp phần nâng cao vị thế, vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển. Hiệu quả xã hội Đề tài đóng góp thiết thực cho xã hội thông qua các kết quả cụ thể: - Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho các viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu, đào tạo, tư vấn hoạch định chính sách và đề xuất các chính sách tăng cường kết nối năng lực sản xuất giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng và kết nối kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực nói chung trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực - Đề tài đã huy động một lực lượng lớn cán bộ nghiên cứu, giảng viên và nghiên cứu sinh của nhà trường tham gia nghiên cứu, khảo sát. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu của các cán bộ nghiên cứu của trường, của các cơ quan hợp tác nghiên cứu đề tài (viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, viện Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, viện Phát triển doanh nghiệp, Diễn đàn Phát triển Việt Nam), đặc biệt là nâng cao trình độ nghiên cứu của các giảng viên trẻ, các nghiên cứu sinh của nhà trường. - Đề tài tham gia đào tạo 02 học viên cao học, 01 nghiên cứu sinh thực hiện luận văn về các vấn đề liên quan trực tiếp đến chính sách kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực. - Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, Báo cáo tóm tắt và Bản kiến nghị luận giải rõ các rào cản kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế về liên kết kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong khu vực, phân tích các định hướng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển liên kết kinh tế Việt Nam và Nhật Bản và xu thế biến động của bối cảnh khu vực và quốc tế trong giai đoạn đoạn tới, đề tài đã đề xuất một số kiến nghị và truyền tải các kết quả nghiên cứu đến Đảng, Chính phủ hai nước, các Bộ Ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Kinh tế; Quan hệ kinh tế; Hợp tác; Thực tiễn; Cơ sở lý luận; Hội nhập kinh tế

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trong ra quyết định quản lý và ban hành chính sách

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

15 Thạc sỹ, 5 tiến sỹ