
- Sản xuất thử nghiệm gà Cáy củm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
- Bất ổn về chính sách của Chính phủ lưu giữ tiền mặt của doanh nghiệp và giá trị của tiền
- Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng tại tỉnh Hà Giang
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp xây dựng chiến lược quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
- Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý cơ sở dữ liệu và chỉ huy điều hành của lực lượng vũ trang huyện Nam Trực
- Khai thác và phát triển nguồn gen quýt Tràng Định - Lạng Sơn và bưởi Luận Văn - Thanh Hóa
- Chế tạo dây hợp kim nhôm 6201 dùng để sản xuất cáp điện
- Nghiên cứu hiệu ứng từ - điện trên một số vật liệu đa pha điện từ dạng khối và kích thước nano
- Sản xuất thử và phát triển giống chuối Tiêu hồng theo hướng VietGAP cho vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
- Hướng dẫn áp dụng công cụ mô hình: Phương pháp quản lý trực quan (Visual Control) phương pháp quản lý phòng ngừa sai lỗi (Poka-Yoke) và mô hình thiết lập hệ thống giám sát viên (TWI) vào doanh nghiệp



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.03.01/11-15
2015-53-063/KQNC
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
GS.TS. LÊ THỊ QUÝ
GS.TS. Đặng Cảnh Khanh, GS.TS. Phạm Huy Dũng, PGS.TS. Đặng Văn Bài, TS. Phạm Huy Hiền Hào, TS. Phạm Việt Long
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
02/2012
07/2014
10/11/2014
2015-53-063/KQNC
25/01/2015
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác định hệ quan điểm, chính sách và cơ chế xây dựng gia đình Việt Nam. Phân tích thực trạng và dự báo về sự biến đổi của gia đình Việt Nam về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô, cơ cấu và hệ giá trị văn hóa của gia đình trước những biến đổi của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó xây dựng hệ tiêu chí cơ bản về xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020.
Các phân tích chỉ ra rằng để tránh xu hướng áp đặt bá quyền của một nền văn hóa nào đó và để tránh xung đột giữa các nền văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, vẫn cần tôn trọng bản sắc của mỗi nền văn hóa, trong đó có nền văn hóa ngoại vi, đa dạng văn hóa là một sự tồn tại tất yếu bên cạnh toàn cầu hóa văn hóa.
Việc nghiên cứu giá trị của các cộng đồng dân cư trong đó có các cộng đồng tôn giáo nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay cho thấy giá trị của tôn giáo cũng có những tương đồng với các giá trị văn hóa và có ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức, lối sống của các cộng đồng tôn giáo.
Việc nghiên cứu định hướng phát triển công nghiệp văn hóa và tác động của nó đến thế hệ trẻ Việt Nam đã bước đầu làm rõ thực trạng chính sách quản lý phát triển công nghiệp văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta.
+ Đối với hoạt động quản lý: Định hướng xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa lãnh đạo, các giá trị văn hóa trong các hoạt động xã hội của con người ở cộng đồng, trước sự phát triển xã hội và hội nhập quốc tế; Định hướng xây dựng đạo đức, lối sống, tác phong của con người trong các hoạt động xã hội cơ bản vì mục tiêu phát triển đất nước Phát triển bền vững con người được đặc trưng bởi các chiều cạnh chính: bình đẳng cơ hội tiếp cận các nguồn lực xã hội để phát triển năng lực, công bàng trong chia sẻ thành quả phát triển, con người được trao quyền tự do tham gia theo năng lực vào tiến trình phát triển, sự phát triển hiện tại không làm mất cơ hội của thế hệ tương lai, đảm bảo an ninh con người.
Vấn đề nghiên cứu con người cũng được đặt ra trong nhận thức về lý luận và thực tiễn gia đình Việt Nam. Sự thay đổi quy mô gia đình từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại với các giá trị và chuẩn mực mới đang tạo nên những biến đổi cơ bản trong gia đình Việt Nam.
+ Đối với hoạt động đào tạo: Công tác giảng dạy: 10 bài đăng tạp chí chuyên ngành, Phục vụ cho giảng dạy đại học, cao học và nghiên cứu sinh 2 ngành Xã hội học và Công tác xã hội, đặc biệt là 3 môn học: An sinh xã hội, Chính sách xã hội, Công tác xã hội với người nghèo + Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học: ứng dụng để triển khai các đề tài, các dự án. Tổ chức Hội thảo khoa học: ứng dụng để tổ chức nhiều Hội thảo khoa học cấp Quốc gia, Quốc tế tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Nghiên cứu; Cơ sở lý luận; Thực tiễn; Gia đình
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không