
- Tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam
- Hỗ trợ mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm ở hộ gia đình
- Phát triển dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng cho người khuyết tật
- Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị chấn thương cột sống tổn thương tủy hoàn toàn
- Phản ứng khử ôxi trên catốt của pin nhiên liệu hyđrô
- Nhân rộng mô hình canh tác hợp lý trên đất 01 vụ lúa mùa ở huyện Cảm Thủy tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng phương pháp sơ chế và bảo quản đương quy và ngưu tất tại tỉnh Hưng Yên
- Công ước La Hay về quyền tài phán luật áp dụng công nhận thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996: nội dung và khả năng gia nhập
- Nghiên cứu phát triển công nghệ và giải pháp quản lý môi trường ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong khủng hoảng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-33.08/11-15
2016-62-274
Nghiên cứu cơ sở pháp lý và phương pháp đấu tranh yêu cầu Chính phủ và các công ty hóa chất Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam
Viện Nhà nước và Pháp luật
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Quốc gia
Nghiên cứu khắc phục hậu quả lâu dài chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và sức khỏe con người Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Như Phát
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, PGS.TS. Vũ Thư, PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh
Hình phạt học (khoa học về hình phạt)
08/2012
08/2015
25/12/2015
2016-62-274
Trong năm 2016, sản phẩm của đề tài bao gồm báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị và báo cáo chắt lọc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (gọi tắt là giấy chứng nhận). Sau khi được nghiệm thu cấp nhà nước và được cấp giấy chứng nhận, đề tài gửi các kết quả nghiên cứu khoa học đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp để tham khảo, sử dụng: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam...). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài được xuất bản thành sách chuyên khảo. Cụ thể: Viện Nhà nước và Pháp luật, Đồng chủ biên là PGS.TS. Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương, “Trách nhiệm về hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam: Cơ sở pháp lý và phương pháp đấu tranh", do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành tháng 12 năm 2016. Tham gia viết sách có các nhà khoa học: PGS.TS. Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, PGS.TS. Vũ Thư, PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Trần Ngọc Tâm, TS. Lê Mai Thanh, TS. Trần Văn Biên, TS. Phạm Thanh Trà, TS. Phạm Duy Hào và ThS. Chu Thị Thanh An. Sách chuyên khảo “Trách nhiệm về hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam: Cơ sở pháp lý và phương pháp đấu tranh” dày 302 trang, bố cục gồm 3 phần: Phần 1 trình bày các nội dung: Pháp luật Hoa Kỳ về trách nhiệm của Chính phủ và các công ty hóa chất đối với hậu quả do việc sử dụng chất da cam/dioxin trong chiến tranh; Pháp luật quốc tế về trách nhiệm của Chính phủ và các công ty hóa chất đổi với hậu quả do việc sử dụng chất da cam/dioxin trong chiến tranh; Cơ sở pháp lý quốc tế và Việt Nam về sự hiện diện của Quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Nam Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Phần 2 đề cập các vấn đề như: Khía cạnh pháp lý và kinh nghiệm về phương pháp giải quyết các yêu cầu Chính phủ và các công ty hóa chất Hoa Kỳ bồi thường thiệt hại do việc sử dụng chất da cam/dioxin trong chiến tranh gây ra; Kinh nghiệm về phương pháp đòi bồi thường thiệt hại từ một số vụ kiện công ty hóa chất Hoa Kỳ của nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại tòa án ở Hoa Kỳ và tại tòa án Hàn Quốc; Kinh nghiệm về phương pháp hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu Chính phú và các công ty hóa chất Hoa Kỳ bồi thường thiệt hại do việc sử dụng chất da cam/dioxin trong chiến tranh gây ra đối với con người và môi trường Việt Nam. Phần 3 trình bày quan điểm, phương án và giải pháp tiếp tục đấu tranh yêu cầu Chính phủ và các công ty hóa chất Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về hậu quả do việc sử dụng chất da cam/dioxin trong chiến tranh gây ra đối với con người và môi trường Việt Nam. Có thể thấy, đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân da cam không chi vì quyền lợi riêng của họ. Đây còn là cuộc đấu tranh của cả nhân loại để bảo vệ lấy loài người, bảo vệ hành tinh xanh - cái nôi duy nhất trong vũ trụ của loài người. Việc đẩy mạnh nghiên cứu tìm kiếm cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục yêu cầu Chính phủ và công ty hóa chất Hoa Kỳ có trách nhiệm đối với hậu quả gây ra cho các nạn nhân da cam và môi trường Việt Nam là điều hết sức cần thiết đã được Đảng và Nhà nước ta xác định.
Cuốn sách “Trách nhiệm về hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam: Cơ sở pháp lý và phương pháp đấu tranh” do PGS.TS. Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên) là công trình khoa học công bố các luận cứ khoa học về mặt pháp lý và phương pháp đấu tranh về mặt pháp lý đối với Chính phủ và công ty hóa chất Hoa Kỳ được gửi tới các cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội làm tư liệu tham khảo, đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về chế độ dành cho người bị nhiễm chất độc màu da cam. Đồng thời, cuốn sách có giá trị tham khảo cho cơ quan hoạch định chính sách trong việc hoàn thiện Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Chất da cam; Dioxin; Luật pháp; Hậu quả; Trách nhiệm; Công ty hóa chất; Chính phủ; Cơ sở pháp lý
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Viện Nhà nước và Pháp luật không khảo sát nên không có thông tin của các cơ sở giáo dục đại học về số lượng tiến sỹ, thạc sỹ đã sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của họ.