liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-11/17

2021-02-208/KQNC

Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách nhằm quản lý bền vững dải bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS.TS. Trần Chí Trung

ThS. Đinh Vũ Thùy, ThS. Phạm Văn Ban, TS. Nguyễn Hồng Trường, PGS.TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Vũ Ngọc Hùng, PGS.TS. Trịnh Văn Hạnh, ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, ThS. Võ Thị Kim Dung, ThS. Nguyễn Thị Thu

Kỹ thuật bờ biển

01/2017

06/2020

17/11/2020

2021-02-208/KQNC

04/02/2021

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

i) Đề xuất cơ chế, công cụ chính sách, mô hình quản lý cơ sở hạ tầng đê biển: - Đề xuất, kiến nghị cơ chế chính sách về thẩm quyền của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều, nguồn kinh phí cho lực lượng quản lý đê nhân dân - Xây dựng mẫu các quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý nhân dân, quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Xây dựng Quy định và quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang - Đề xuất mô hình quản lý đê nhân dân phù hợp cho vùng ven biển ĐBSCL, các tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình ii) Đề xuất cơ chế, công cụ chính sách, mô hình quản lý bền vững rừng ngập mặn: - Đề xuất, kiến nghị cơ chế trao quyền cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển; Cơ chế giao, khoán bảo vệ rừng; Cơ chế chia sẻ lợi ích và hưởng lợi trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn; Cơ chế, giải pháp xã hội hoá đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ ven biển. - Xây dựng mẫu các quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong xử lý vi phạm bảo vệ rừng, quy chế phối hợp giữa Ban quản lý rừng phòng hộ với chính quyền địa phương, cơ quan Kiểm lâm thực hiện bảo vệ rừng. - Đề xuất các mô hình quản lý tổng hợp rừng ngập mặn và phát triển sinh kế theo cách tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng để phát triển sinh kế bền vững gắn với bảo vệ rừng là: (1) Mô hình Tổ bảo vệ rừng có các hình thức như Tổ tự quản bảo vệ rừng phòng hộ và An ninh trật tự, Tổ bảo vệ rừng gắn với phát triển sinh kế; (2) Mô hình Đồng quản lý và (3) Mô hình cộng đồng quản lý rừng. Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình iii) Đề xuất cơ chế, giải pháp quy hoạch sử dụng đất ven biển - Đề xuất các giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất vùng ven biển ĐBSCL. - Đề xuất phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia (PLUP) để thực hiên nội dung “Lấy ý kiến góp ý của nhân dân về quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất” của Thông tư 29/2014/TT-BTNMT. - iv) Xây dựng 3 mô hình quản lý bền vững dải ven biển tại xã Long Điền Đông (Bạc Liêu), xã Vĩnh Hải (Sóc Trăng) và xã Tân Thạnh (Kiên Giang) - Xây dựng 3 mô hình quản lý tổng hợp rừng ngập mặn và phát triển sinh kế tại xã Long Điền Đông (Bạc Liêu), xã Vĩnh Hải (Sóc Trăng) và xã Tân Thạnh (Kiên Giang). Các mô hình này đã áp dụng thí điểm một số cơ chế quản lý bền vững rừng ngập mặn như cơ chế khoán bảo vệ rừng, cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng - Áp dụng phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia (PLUP) gắn với phân tích đa chỉ tiêu (MCE) để xây dựng đề án quy hoạch sử dụng đất cho 2 xã Vĩnh Hải và Tân Thạnh
18468
- Áp dụng nhân rộng các mô hình quản lý tổng rừng ngập mặn kết hơp phát triển sinh kế giúp tăng thu nhập cho người dân - Đề xuất các cơ chế trao quyền cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn; cơ chế, giải pháp xã hội hoá đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ ven biển đem lại hiệu quả giảm gánh nặng đầu tư của nhà nước. - Áp dụng các cơ chế, công cụ chính sách quản lý rừng ngập mặn, các mô hình quản lý tổng rừng ngập mặn sẽ đem lại hiệu quả giảm các vi phạm lâm luật, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp tăng thu nhập của người dân tạo động lực cho các hộ nhận khoán gắn bó với rừng, Địa chỉ ứng dụng: - Xây dựng 3 mô hình quản lý tổng hợp rừng ngập mặn và phát triển sinh kế tại xã Long Điền Đông (Bạc Liêu), xã Vĩnh Hải (Sóc Trăng) và xã Tân Thạnh (Kiên Giang). Thời gian ứng dụng: Từ ngày 1/2019 đến nay

Quản lý; Bờ biển; Đồng bằng ven biển; Chính sách; Cơ chế; Phát triển bền vững

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

2 Thạc sĩ