
- Chế tạo điện cực cấu trúc nano trong suốt dùng trong các linh kiện quang điện tử dẻo
- Nghiên cứu chế tạo cấu trúc Aptamer-micelle ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư
- Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên HA của virus cúm A/H5N1 có tính sinh miễn dịch cao bằng phương pháp biểu hiện tạm thời trên cây thuốc lá
- Xây dựng mạng quan trắc động thái nước dưới đất tỉnh Tây Ninh
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam
- Nghiên cứu vật lý các hạt nhân không bền trong phạm vi phòng thí nghiệm liên hợp Việt - Pháp LIA
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng dựa trên khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới tại Điện Biên và Cao Bằng
- Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero
- Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở ổn định bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long đoạn từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KNĐMST.NV2NC.KTL.18-18
2023-54-0220/NS-KQNC
Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế đặc thù hỗ trợ khởi nghiệp thí điểm tại các địa phương có nhu cầu và tiềm lực phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Trường Đại học Kinh tế-Luật
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
PGS. TSKH. Phạm Đức Chính
TS. Trần Thị Hồng Liên, TS. Phùng Thanh Bình, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, TS. Mai Thị Cẩm Tú, ThS. Đỗ Đức Khả, ThS. Ma Thị Ngần, ThS. Trần Hoài Phương, TS. Lê Thị Ánh Tuyết, ThS. Nguyễn Phan Phương Tần, ThS. Nguyễn Minh Châu, ThS. Nguyễn Hồng Uyên, ThS. Nguyễn Thị Yến, ThS. Vũ Thị Hồng Ngọc, ThS. Cung Thục Linh, ThS. Ngô Thị Dung, ThS. Lê Thị Hà My, ThS. Nguyễn Thị Phương Linh, ThS. Chung Từ Bảo Như, ThS. Trương Trọng Hiểu, ThS. Nguyễn Thị Lâm Nghi
Kinh tế học và kinh doanh khác
01/10/2018
01/03/2022
01/08/2022
2023-54-0220/NS-KQNC
16/02/2023
Kết quả nghiên cứu của đề tài được vận dụng vào xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện một Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, cũng như cho cộng đồng khởi nghiệp địa phương những điều kiện tốt nhất để phát triển; Các báo cáo kiến nghị, đề xuất các cơ chế đặc thù hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được gửi đến Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban điều hành khởi nghiệp địa phương, Ban điều hành Đề án 844 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các địa phương liên quan xây dựng, ban hành hoặc đề xuất trung ương cho phép áp dụng cơ chế đặc thù hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo địa phương; Các kết quả thực tiễn của đề tài như khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên sâu, hội thảo khoa học, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm các thông tin, tư liệu cần thiết cho các cơ quan quản lý địa phương, nhà nghiên cứu và cộng đồng về khởi nghiệp sáng tạo; Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở lý luận giúp cho người dân, cộng đồng khởi nghiệp có những kiến thức, hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực khởi nghiệp, những hỗ trợ có thể có được trong quá trình khởi nghiệp nhằm phát triển một đội ngũ những nhà doanh nghiệp có trí tuệ, có hiểu biết trong một môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi; Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu cập nhật phục vụ đào tạo chuyên sâu, đào tạo bậc cao cho các cấp thạc sỹ, tiến sỹ trong bối cảnh Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đang lan tỏa trên qui mô toàn cầu, những vấn đề ý tưởng, và phương thức kinh doanh đang thay đổi mạnh mẽ trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các cơ quan có cán bộ tham gia thực hiện như Trường ĐH Kinh tế-Luật, các trường đại học, các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cũng như các vườn ươm doanh nghiệp địa phương. Đặc biệt, đề tài sẽ thu hút đội ngũ cán bộ nghiên cứu của các Trường, Viện ở các tỉnh trong cả nước, qua đó không chỉ khai thác được năng lực nghiên cứu của đội ngũ này, mà còn có cơ hội để mở rộng mạng lưới các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Do vậy, bên cạnh các đơn vị phối hợp, đề tài sẽ thu hút thêm các nhà khoa học, các chuyên gia tại các cơ quan, đơn vị cùng tham gia. Đề tài mở ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, giảng viên đại học, các NCS tiến sĩ, học viên cao học có dịp tham gia để đóng góp công sức cho đề tài, qua đó nâng cao năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu.Đề tài thu hút trực tiếp các NCS tiến sĩ và học viên cao học tham gia thực hiện tổng quan nghiên cứu, thu thập, xử lý dữ liệu, và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài để thực hiện luận án, luận văn của mình.
Nghiên cứu; Đề xuất hoàn thiện; Cơ chế đặc thù; Hỗ trợ khởi nghiệp; Thí điểm; Địa phương; Nhu cầu; Tiềm lực phát triển; Hoạt động; Khởi nghiệp sáng tạo
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
Đã đào tạo được 01 Thạc sỹ có sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài.