Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

CS/17/06-01

2019-60-0145/KQNC

Nghiên cứu mô hình đánh dấu đa điểm trong mỏ dầu bằng chất chỉ thị tự nhiên phân bố

Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

CN. Lê Văn Sơn

CN. Huỳnh Thị Thu Hương; KS. Nguyễn Hữu Quang; ThS. Lê Thanh Tài; CN. Lê Thị Thanh Tâm; CN. Tô Bá Cường; KS. Bùi Trọng Duy

Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị khai khoáng

01/2017

12/2017

15/01/2019

2019-60-0145/KQNC

Đề tài “Nghiên cứu mô hình đánh dấu đa điểm trong mỏ dầu bằng chất chỉ thị tự nhiên phân bố” có mục tiêu nghiên cứu trường hợp đóng góp của nhiều nguồn bơm ép trong phương pháp đánh dấu xác định bão hòa dầu dư sử dụng các chỉ thị tự nhiên phân bố NPITs. Đề tài đã nghiên cứu phương pháp sử dụng các chất phân bố tự nhiên (NPITs) xác định độ bão hòa dầu và đánh giá tỷ phần lưu lượng đóng góp trong trường hợp nhiều nguồn bơm, sau đó tiến hành thí nghiệm mô phỏng sự vận chuyển các chất NPITs trường hợp nhiều nguồn bơm trên mô hình số sử dụng phần mềm UTCHEM (mô hình Five-spot và Direct-line) và trên mô hình vật lý. Các số liệu từ thí nghiệm được dùng để kiểm chứng phương pháp, từ đó đánh giá khả năng triển khai phương pháp xác định bão hòa dầu bằng chất phân bố tự nhiên (NPITs) trên thực tế. Kết quả mô phỏng cho thấy tỷ phần lưu lượng đóng góp tính toán sai lệch so với mô hình khoảng 1-2% với tất cả các chất NPITs ở cả hai mô hình. Độ bão hòa dầu tính toán từ phương pháp tuyến tính cho sai số dưới 20% trên tất cả các vùng quét. Kết quả thực nghiệm cho thấy tốc độ suy giảm của nồng độ chất APs tổng cộng phụ thuộc mạnh mẽ vào vùng quét có lưu lượng chậm hơn. Do đó, độ bão hòa dầu tính toán được từ phương pháp tuyến tính trong trường hợp này sẽ đại diện cho vùng quét có lưu lượng chậm hơn. Phương pháp xác định tỷ phần lưu lượng đóng góp của các vùng quét thông qua tách phổ vi phân nồng độ biểu kiến tổng cộng chỉ khả thi với điều kiện các vùng quét thành phần có lưu lượng đủ khác biệt, Q2/Q1 1.5. So với phương pháp moment đề xuất bởi Sinha và Asakawa thì phương pháp Tuyến tính này có thể tính được bão hòa dầu dư chỉ dựa trên một phần (một đoạn) của đường cong suy giảm nồng độ của các chất, do đó không cần lấy mẫu trọn vẹn đường cong xuất hiện của các chất tại giếng khai thác. Điều này mang lại cơ sở ứng dụng thực tế cho phương pháp sử dụng các chất NPITs tính toán độ bão hòa dầu của mỏ vì trên thực tế thời gian bơm ép nước có hạn nên không thể nào thu được trọn vẹn đường cong xuất hiện của các chất.
15705
Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp

Mỏ dầu; Dầu thô; Chất hữu cơ; Chất chỉ thị tự nhiên; Phân bố; NPITs; Độ bão hòa dầu

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không