- Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam
- Biểu tượng rồng Việt Nam trên cơ tầng văn hóa châu Á
- Nghiên cứu động lực biến đổi bờ biển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ven biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam
- Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc tối ưu công tác thu gom bưu gửi tại VNPost
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc đến hiệu quả xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu quy trình tổng hợp mafenid acetat
- Nghiên cứu chế tạo vắc-xin tái tổ hợp phòng hai bệnh phù đầu và phó thương hàn lợn
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hiệu lực chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục ở Việt Nam
- Sản xuất thử và phát triển giống chuối Tiêu hồng theo hướng VietGAP cho vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.2011-G/68
2015-02-816/KQNC
Nghiên cứu nguyên nhân làm suy giảm rừng ngập mặn và các giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Trần Thị Lợi
PGS.TS. Trịnh Văn Hạnh, TS. Phạm Minh Cương, KS. Nguyễn Long Hoai, ThS. Lê Ngọc Cương, ThS. Kiều Văn Hồng, ThS. Nguyễn Hoàng Hạnh, TS. Nguyễn Quốc Huy, TS. Nguyễn Khắc Nghĩa, ThS. Võ Ngươn Thảo
Quản lý và bảo vệ rừng
10/2011
09/2015
24/09/2015
2015-02-816/KQNC
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu có hệ thống và đầy đủ để xác định các nhóm nguyên nhân chính và tác động của từng nguyên nhân gây suy giảm rừng ngập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ 1973 - 1989; 1989 - 2001; 2001 – 2012. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phân tích các nguyên tắc khoa học và thực tiễn ở địa phương, giải pháp xây dựng tường mềm giảm sóng bằng 2 hàng cọc tre có bó ngọn tre ở giữa và tường mềm giảm sóng bằng 6 hàng cọc tre có tác dụng giảm sóng 2 - 33% trên mô hình toán và từ 55% theo kết quả đo thực tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra giải pháp trồng cây ngập mặn ở vùng bãi xói lở gồm: xây dựng tường mềm giảm sóng, sử dụng bầu cây chịu sóng bằng rọ tre, lựa chọn loài cây, tuổi cây và mật độ trồng hợp lý cho tỉ lệ cây sống tới 91 - 95%; tạo lớp bồi lắng phù sa 8 - 10cm/tháng, trồng cây ngập mặn ở vùng bãi xói lở theo công nghệ phổ biến có tỉ lệ cây sống thấp, thậm chí không thể thành đai rừng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được 3 hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công nghệ trồng cây ngập mặn ở vùng bãi xói lở. Hoàn thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật làm tường mềm giảm sóng; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật làm bầu cây chịu sóng; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ươm trồng cây ngập mặn ở vùng bãi xói lở của đồng bằng sông Cửu Long.
1. Ý nghĩa đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường: Kết quả đề tài đưa ra giải pháp xây dựng tường mềm giảm sóng, trồng cây ngập mặn, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương, bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập mặn. Xây dựng được đai cây chắn sóng đảm bảo an toàn cho bờ biển, bảo vệ các công trình dân sinh, kinh tế vùng ven biển đồng thời bảo vệ bền vững hệ sinh thái, tăng nguồn lợi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập người dân ven biển. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học, bài học thực tiễn về trồng rừng ngập mặn thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực có điều kiện tương tự. Cũng như nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. 2. Ý nghĩa về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại nhiều lợi ích cho các ngành khoa học có liên quan như: Lâm nghiệp, Thủy lợi. Là cơ sở khoa học để triển khai các nghiên cứu sâu hơn chống xói lở và các kỹ thuật trồng cây ngập mặn ở những khu vực khó khăn tương tự Phát triển các giải pháp giảm sóng, phòng chống xói lở, gây bồi, trồng cây chắn sóng bảo vệ bờ.
Nghiên cứu; Nguyên nhân; Suy giảm; Rừng ngập mặn; Giải pháp; Công nghệ; Trồng cây; Vùng bãi xói lở; Ven biển
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Đã nộp 02 đơn yêu cầu bảo hộ về Bầu cây chịu sóng và thiết bị đóng cọc tại các bãi triều ven biển.
02 Thạc sỹ, 01 Tiến sỹ.