Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu phân loại chi Cóc (Spondias L) ở Việt Nam dựa trên hình thái và phân tử

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở

TS Lê Chí Toản

Thực vật học

14/07/2021

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cả dữ liệu hình thái và phân tử, trong nghiên cứu này của chúng tôi đã giải thành công các trình tự gen có tính tương đồng cao so với các mạch gen trên Genbank. Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy hai đoạn gen matK và trnLF có tính bảo thủ không cao và khó gióng hàng, sắp xếp (alignment) hơn so với rbcL. Nhưng cũng chính vì thế mà hai gen này cung cấp nhiều thông tin cho xây dựng cây phát sinh và giúp xác định được mối quan hệ của các loài trong nghiên cứu. Kết quả phân tích của nghiên cứu khẳng định rằng, chi Dâu gia xoan (Allospondias) có mối quan hệ gần gũi với chi Cóc (Spondias) về mặt di truyền. Một đề xuất ghi nhận chi Dâu gia xoan cho hệ thực vật Trung Quốc. Dựa trên các bằng chứng từ dữ liệu sinh thái và dữ liệu phân tử, chúng tôi khẳng định chi Cóc ở Việt Nam có 2 loài là Spondias dulcis và Spondias pinnata, hai loài Cóc ở Việt Nam tuy không có quan hệ di truyền quá gần gũi nhưng chúng đề nằm trên nhánh phát sinh của Cóc châu Á. Một lưu ý cho việc sử dụng tên hợp pháp cho loài Spondias dulcis. Nghiên cứu này khẳng đinh Spondias petteloti là một tên đồng nghĩa của Allospondias lakonensis dựa trên bằng chứng hình thái và phân tử.
Kết quả nhiệm vụ được ứng dụng tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chi cóc; Phân loại; Hình thái học; Trình tự gen; Spondias

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không