- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực quản lý đất đai ứng dụng công nghệ chuỗi khối
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật để sửa chữa và gia cường bằng lưới sợi basalt (BRFP) và các-bon (CFRP) nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng và tuổi thọ cho các công trình cầu ở ĐBSCL
- Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật điều trị trĩ bằng phương pháp LONGO tại tỉnh Quảng Ngãi
- Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo giáo viên chất lượng cao cấp THCS của Hà Nội
- Nghiên cứu đánh giá khả năng khởi nghiệp thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Tuyển chọn giống đậu tương có năng suất và hàm lượng dầu cao phù hợp với điều kiện sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Khai thác và phát triển sản xuất giống lợn Hạ Lang và Táp Ná Cao Bằng
- Nghiên cứu ứng dụng hóa học click trong polyme tự lành theo cơ chế tự động
- Thu nhận phân đoạn peptide có hoạt tính sinh học từ con ruốc (Acetes japonicus)
- Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực quản lý và phát huy giá trị các hiện vật bảo tàng tỉnh Nam Định
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
101/2013/HD-NDT
2015-24-835
Nghiên cứu phát triển các chất xúc tác trên cơ sở nano kim loại quý mang trên Graphen ứng dụng trong pin nhiên liệu
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu
Bộ Công Thương
Quốc gia
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư với Cộng hòa Pháp
PGS.TS. Vũ Thị Thu Hà
TS. Trần Thị Thanh Thủy, ThS. Trần Thị Liên, ThS. Lê Thị Hồng Ngân, KS. Nguyễn Minh Đăng, PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm, ThS. Nguyễn Văn Chúc, PGS.TS. Vũ Thị Thu Hà, KS. Vũ Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Thị Phương Hòa
Các vật liệu nano (sản xuất và các tính chất)
01/2013
03/2015
28/09/2015
2015-24-835
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Các kết quả thu được từ Nhiệm vụ này cho thấy các nhà khoa học Việt Nam có đủ năng lực tiếp cận với những ứng dụng mới trên thế giới. Thị trường xúc tác trên cơ sở graphen trên thế giới đang dần hình thành và liên tục phát triển. Các kết quả thu được của chúng ta là những kết quả độc đáo, đủ điều kiện về pháp lý để tham gia thị trường này nếu được đầu tư thêm để có thể phát triển một cách bài bản và hệ thống.
- Bên cạnh đó, với những kết quả độc đáo thu được, việc đầu tư nghiên cứu để triển khai sản xuất và ứng dụng pin DMFC ở Việt Nam, trước mắt là phục vụ trong quân đội, về lâu dài là cho các dòng ứng dụng di động cao cấp là hoàn toàn khả thi.
- Phía đối tác Pháp đã góp phần hỗ trợ rất đắc lực cho các cán bộ Việt Nam trong quá hình thực hiện Nhiệm vụ. Bằng cách tiếp cận các phương pháp nghiên cứu từ phía đối tác, đồng thời, sử dụng các trang thiết bị hiện đại tại phòng thí nghiệm của đối tác, các kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ đã có được chất lượng tương đương quốc tế (bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI). Thông qua các kết quả đạt được của đề tài, đối tác đã có những nhìn nhận hoàn toàn bình đẳng và tin cậy về trình độ của chúng ta. Vì vậy, chính phía đối tác đã đặt vấn đề tiếp tục hợp tác dài hạn về nghiên cứu và đào tạo với chúng ta để phát triển hướng đi lý thú và đầy tiềm năng này.
Cụ thể:
- Đề tài đã thiết lập được qui trình ổn định và tổng hợp thành công graphen bằng các phương pháp khác nhau, bao gồm phương pháp CVD, phương pháp tách lớp cơ học và phương pháp tách lớp hóa học. Từ đó, phương pháp tách lớp hóa học đã được lựa chọn để tổng hợp được 1478 mg G đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề tài dã chế tạo hệ thiết bị và nghiên cứu phương pháp MOCVD tổng hợp Pt/G/Cu;
- Đã phát triển được phương pháp “tẩm khô” có cải tiến để điều chể xúc tác Pt/G; - Đã nghiên cứu một cách hệ thống phương pháp “tẩm ướt” để điều chế xúc tác Pt/graphen và chế tạo được 516 mg xúc tác Pt/G;
- Đã nghiên cứu biến tính xúc tác Pt/G bằng các kim loại Au, Pd, Sn, Rh, Ru, Ni, Si, Si-Al và đã xác định được xúc tác trên cơ sở Pt biến tính bằng Si-Al (Pt- 7%ASG) cho hoạt tính rất cao và đặc biệt là bền hoạt tính;
- Đã nghiên cứu phương pháp phủ xúc tác lên bề mặt các điện cực thủy tinh carbon để phục vụ việc đánh giá hoạt tính điện hóa của xúc tác trong phản ứng oxi hóa metanol;
- Đã chế tạo được 3 mô hình pin DMFC, sử dụng xúc tác PtSiAl/G, với mật độ phủ Pt là lmg/cm2, kích thước điện cực 7cm X 7cm, có công suất tương đương nhau, đạt giá trị 152 - 153 mW; có hiệu suất chuyển hóa hóa năng thành điện năng 35,3%;
- Đã tổ chức 01 lớp học chuyên đề tại Việt Nam cho 40 học viên đến từ các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học ở Việt Nam với sự giảng dạy của 03 chuyên gia của Pháp;
- Đang đào tạo 01 Nghiên cứu sinh (tại Việt Nam) và mở ra triển vọng đào tạo thêm 3 nghiên cứu sinh cho những năm tới;
- Đã đón 02 đoàn vào, gồm 4 lượt chuyên gia của Cộng hòa Pháp sang trao đổi kinh nghiệm về xúc tác nano và pin nhiên liệu và tổ chức lớp học chuyên;
- Đã tổ chức 03 đoàn ra của cán bộ Việt Nam sang nước đối tác: 01 cộng tác viên - 45 ngày: 01/11/2013 - 15/12/2013; 01 thực tập sinh - 180 ngày: 08/02/2014 - 08/08/2014) để hợp tác nghiên cứu về phương pháp tổng hợp, kỹ thuật đặc trưng tính chất xúc tác nano và 01 cộng tác viên - 45 ngày: 31/10/2014 - 15/12/2014.
Không
Nghiên cứu; Phát triển; Chất xúc tác; Cơ sở; Nano; Kim loại quý; Graphen; Ứng dụng; Pin nhiên liệu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 6
Đã đăng ký 01 Giải pháp hữu ích tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: “Phương pháp sản xuất chất xúc tác chứa bạch kim phân tán lên tổ hợp graphen vài lớp và graphit tróc nở (Pt/FLG-G) dùng cho pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp metanol”. Số đơn 2-2014-00364 ngày 24/12/2013; Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 5112/QĐ-SHTT, ngày 26 tháng 01 năm 2015.
Đang đào tạo 01 nghiên cứu sinh (tại Việt Nam) và mở ra triển vọng đào tạo thêm 3 nghiên cứu sinh cho những năm tới;