
- Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ việc sửa đổi bổ sung Luật Thi hành án dân sự
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chẩn đoán trước sinh tư vấn sinh sản và dị tật bẩm sinh tại các vùng ô nhiễm nặng chất da cam/dioxin
- Dạng đại số của giả thuyết về các lớp cầu
- Nghiên cứu chế tạo que thử phát hiện nhanh độc tố Staphylococcal enterotoxin B (SEB) của tụ cầu vàng
- Hoàn thiện công nghệ và thiết bị tạo viên sử dụng hệ chất kết dính tiên tiến để chế tạo nguyên liệu cho sản xuất phốt pho vàng từ quặng apatit cấp hạt nhỏ
- Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát
- Trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có năng suất chất lượng tốt phù hợp với vùng sản xuất lúa tỉnh Quảng Bình Gióng lúa QX4 SVX7 (QPX1) sản xuất vụ Đông Xuân SV5 (QX5) CXP30 sản xuất vụ hè thu
- Sản xuất một số thực phẩm chức năng từ cá nóc Việt Nam
- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu tỉnh Vĩnh Long đạt trình độ Khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2020
- Sử dụng phương pháp hình thức để nhận dạng và phân loại mã độc được đóng gói



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN-54/15
2019-02-1165/KQNC
Nghiên cứu Quản lý nghề cá biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái
Viện nghiên cứu hải sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Vũ Việt Hà
ThS. Trần Văn Cường, TS. Nguyễn Khắc Bát, PGS.TS. Đỗ Công Thung, TS. Đào Mạnh Sơn, TS. Phạm Quốc Huy, ThS. Từ Hoàng Nhân, TS. Nguyễn Phi Toàn, ThS. Nguyễn Quốc Tĩnh, ThS. Nguyễn Hoàng Minh
Quản lý và khai thác thuỷ sản
01/12/2015
01/05/2019
13/09/2019
2019-02-1165/KQNC
14/11/2019
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Từ nguồn số liệu điều tra nguồn lợi hái sản thu thập trong giai đoạn 2000-2005 và 2011-2016, đề tài đã tiến hành đồng bộ, chuẩn hoá, phân tích xác định và lựa chọn được bộ tiêu chí phân loại vùng biển theo chức năng sinh thái dựa trên mức độ đáp ứng dữ liệu theo không gian và thời gian, gồm 8 tiêu chí chính, mỗi tiêu chí chính là tập hợp gồm nhiều chỉ số khác nhau. Sử dụng phương pháp nội suy từ các điểm tự nhiên lân cận kết họp với phương pháp phân tích nhóm và phương pháp phân tích không gian đã nghiên cứu xác định được 15 phân vùng sinh thái (15 đơn vị sinh thái) từ 5 vùng sinh thái lớn ở vùng biển Việt Nam. Từ 15 phân vùng sinh thái trên toàn vùng biển Việt Nam kết hợp với các thông tin về hiện trạng các hệ sinh thái biển đặc thù, các khu vực bảo tồn biển, khu bảo vệ nguôn giông thủy sản, khu dự trữ sinh quyển, đề tải đã phân loại được 3 phân vùng quản lý nghề cá phù hợp cho vùng biên Việt Nam.
Từ nguyên tắc chung của tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá, đã xác định được 6 nguyên tắc cụ thể để áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tiễn quản lý nghề cá biển Việt Nam. Trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp điêu chỉnh gôm: 1) Phân loại nghề cá theo đối tượng khai thác để nâng cao hiệu quản lý; 2) Xây dựng kế hoạch quản lý, xác định mục tiêu quản lý, xây dựng kế hoạch hành động và chiên lược khai thác theo tiếp cận hệ sinh thái; 3) Quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái cần đặt trong sự kết hợp với quản lý nghề cá thích ứng và quản lý dựa vào cộng đồng; 4) Đẩy mạnh công tác truyền thông trong quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; 5) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý; 6) Xây dựng hộ thông thu thập số liệu sản lượng, cường lực khai thác và hệ thống giám sát tàu cá; 7) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường giám sát, đánh giá định kỳ và thực thi pháp luật trong công tác quản lý nghề cá; 8) Thảnh lập hội đồng quản lý nghề cá và tăng cường họp tác trong quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý phủ hợp đối với tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá biển trong điều kiện Việt Nam.
Cung cấp cơ sở khoa học, dữ liệu, tải liệu về môi trường, hải dương học, đa dạng sinh học, cấu trúc nguồn lợi hải sản và đặc điểm sinh học nghề cá ở vùng biển Việt Nam dồng thời phân tích được đặc trưng hoạt động nghề cá ở từng khu vực. Các giải pháp quản lý nghề cá phù hợp với tiếp cận hệ sinh thái là cơ sở đề quản lý ngành thủy sản hiệu quả theo hướng khai thác thân thiện với môi trường và phát triển nghề bền vững về sinh thái.
Khắc phục được thiếu sót trong những nghiên cứu gần đây khi các kct quả nghiên cứu được đánh giá tổng hợp từ nhiều khía cạnh từ đặc điểm địa hình địa mạo, đa dạng sinh học, cấu trúc nguồn lợi đến hệ sinh thái thay cho những tiếp cận đơn loài vốn không vững chắc về cơ sở khoa học.
Cung cấp thông tin, bằng chứng khoa học phục vụ công tác quản lý nguồn lợi, nghê cá ở các khu vực khác nhau trong vùng đặc quyên kinh tế nước ta, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong khu vực, trên trường quốc tế.
Xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có những quy định rất nghiêm ngặt, đặc biệt lả vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu vào. Rào cản thương mại sẽ được xóa bỏ nếu các sản phẩm đó chứng minh được ràng các sản phẩm đó được khai thác bên vững và nghê cá được quản lý hiệu quả. Hiện nay, các sản phẩm thủy sản xuất khâu chủ đạo của nước ta như cá ngừ đại dương, tôm, ghẹ xanh sang các thị trường nói trên đang vướng phải một loạt các rào cản thương mại, trong đó vấn đề khai thác bền vững là một trong những rào cản lớn nhất, làm cho sức cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản nước ta yếu so với các nước trong khư vực. Kết quả nghiên cứu của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn quản lý nghề cá biển Việt Nam sẽ mở ra hướng mới trong quản lý nghề cá theo hướng thân thiện với môi trường từ đó duy trì cân bằng sinh thái đồng thời bảo vệ nguồn lợi, đa dạng sinh học và phát triển nghề cá bền vững.
Nghiên cứu; Quản lý; Nghề cá biển; Hệ sinh thái
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
Tham gia đào tạo: 02 Tiến sĩ; 01 Thạc sĩ