liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-54/15

2019-02-1165/KQNC

Nghiên cứu Quản lý nghề cá biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Vũ Việt Hà

ThS. Trần Văn Cường, TS. Nguyễn Khắc Bát, PGS.TS. Đỗ Công Thung, TS. Đào Mạnh Sơn, TS. Phạm Quốc Huy, ThS. Từ Hoàng Nhân, TS. Nguyễn Phi Toàn, ThS. Nguyễn Quốc Tĩnh, ThS. Nguyễn Hoàng Minh

Quản lý và khai thác thuỷ sản

12/2015

05/2019

13/09/2019

2019-02-1165/KQNC

14/11/2019

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Từ nguồn số liệu điều tra nguồn lợi hải sản thu thập trong giai đoạn 2000-2005 và 2011-2016, đề tài đã tiến hành đồng bộ, chuẩn hoá, phân tích xác định và lựa chọn được bộ tiêu chí phân loại vùng biển theo chức năng sinh thái dựa trên mức độ đáp ứng dữ liệu theo không gian và thời gian, gồm 8 tiêu chí chính, mỗi tiêu chí chính là tập hợp gồm nhiều chỉ số khác nhau. Sử dụng phương pháp nội suy từ các điểm tự nhiên lân cận kết hợp với phương pháp phân tích nhóm và phương pháp phân tích không gian đã nghiên cứu xác định được 15 phân vùng sinh thái (15 đơn vị sinh thái) từ 5 vùng sinh thái lớn ở vùng biển Việt Nam. Từ 15 phân vùng sinh thái trên toàn vùng biển Việt Nam kết hợp với các thông tin về hiện trạng các hệ sinh thái biển đặc thù, các khu vực bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn giống thủy sản, khu dự trữ sinh quyển, đề tài đã phân loại được 3 phân vùng quản lý nghề cá phù hợp cho vùng biển Việt Nam. Từ nguyên tắc chung của tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá, đã xác định được 6 nguyên tắc cụ thể để áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tiễn quản lý nghề cá biển Việt Nam. Trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp điều chỉnh gồm: 1) Phân loại nghề cá theo đối tượng khai thác để nâng cao hiệu quản lý; 2) Xây dựng kế hoạch quản lý, xác định mục tiêu quản lý, xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược khai thác theo tiếp cận hệ sinh thái; 3) Quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái cần đặt trong sự kết hợp với quản lý nghề cá thích ứng và quản lý dựa vào cộng đồng; 4) Đẩy mạnh công tác truyền thông trong quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; 5) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý; 6) Xây dựng hệ thống thu thập số liệu sản lượng, cường lực khai thác và hệ thống giám sát tàu cá; 7) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường giám sát, đánh giá định kỳ và thực thi pháp luật trong công tác quản lý nghề cá; 8) Thành lập hội đồng quản lý nghề cá và tăng cường hợp tác trong quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý phù hợp đối với tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá biển trong điều kiện Việt Nam.
16725
* Đối với khoa học công nghệ: Cung cấp cơ sở khoa học, dữ liệu, tài liệu về môi trường, hải dương học, đa dạng sinh học, cấu trúc nguồn lợi hải sản và đặc điểm sinh học nghề cá ở vùng biển Việt Nam đồng thời phân tích được đặc trưng hoạt động nghề cá ở từng khu vực. Các giải pháp quản lý nghề cá phù hợp với tiếp cận hệ sinh thái là cơ sở để quản lý ngành thủy sản hiệu quả theo hướng khai thác thân thiện với môi trường và phát triển nghề bền vững về sinh thái. Khắc phục được thiếu sót trong những nghiên cứu gần đây khi các kết quả nghiên cứu được đánh giá tổng hợp từ nhiều khía cạnh từ đặc điểm địa hình địa mạo, đa dạng sinh học, cấu trúc nguồn lợi đến hệ sinh thái thay cho những tiếp cận đơn loài vốn không vững chắc về cơ sở khoa học. Cung cấp thông tin, bằng chứng khoa học phục vụ công tác quản lý nguồn lợi, nghề cá ở các khu vực khác nhau trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong khu vực, trên trường quốc tế. * Đối với kinh tế - xã hội và môi trường: Xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có những quy định rất nghiêm ngặt, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu vào. Rào cản thương mại sẽ được xóa bỏ nếu các sản phẩm đó chứng minh được rằng các sản phẩm đó được khai thác bền vững và nghề cá được quản lý hiệu quả. Hiện nay, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ đạo của nước ta như cá ngừ đại dương, tôm, ghẹ xanh sang các thị trường nói trên đang vướng phải một loạt các rào cản thương mại, trong đó vấn đề khai thác bền vững là một trong những rào cản lớn nhất, làm cho sức cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản nước ta yếu so với các nước trong khu vực. Kết quả nghiên cứu của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn quản lý nghề cá biển Việt Nam sẽ mở ra hướng mới trong quản lý nghề cá theo hướng thân thiện với môi trường từ đó duy trì cân bằng sinh thái đồng thời bảo vệ nguồn lợi, đa dạng sinh học và phát triển nghề cá bền vững.

Nghiên cứu; Quản lý; Nghề cá biển; Hệ sinh thái

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 Tiến sĩ; 01 Thạc sĩ