
- Nghiên cứu phương pháp hiệu chỉnh nền trên miền số các sai lệch kênh cho các bộ ADC ghép xen thời gian ứng dụng trong máy thu trực tiếp RF băng rộng
- Xây dựng mô hình cơ sở hạ tầng thủy lợi mặt ruộng kết hợp cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tiên tiến hiệu quả bền vững đạt tiêu chí về thủy lợi tại xã điểm nông thôn mới Tuy Lộc Cẩm Khê Phú Thọ
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán một số vi nấm gây bệnh nội tạng ở người
- Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững
- Biện pháp phát triển năng lực giáo dục của cha/ mẹ học sinh THCS một số quận nội thành Hà Nội
- Phục tráng để phát triển giống lúa tám ấp bẹ cổ truyền
- Nghiên cứu ứng dụng một số polyme cố định kim loại nặng trong bùn thải công nghiệp
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị đo độ rung cầm tay cho các máy công nghiệp
- Văn hóa ẩm thực Việt ở Bình Dương
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp để thay thế bộ xử lý lưu trữ dữ liệu TSC4077 trong hệ thống chuẩn quốc gia về Thời gian & Tần số tiến tới tham gia UTCr



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.06.11/11-15
2016-24-545
Nghiên cứu tạo giống bông kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ bằng kỹ thuật chuyển gen
Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
Bộ Công Thương
Quốc gia
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực
TS. Trịnh Minh Hợp
TS. Trần Thanh Hùng, TS. Mai Văn Hào, ThS. Đặng Minh Tâm, ThS. Nguyễn Thị Nhã, ThS. Thái Thị Lệ Hằng, KS. Nguyễn Thị Dung, PGS.TS. Chu Hoàng Hà, TS. Phạm Bích Ngọc, TS. Phạm Xuân Hội
Cây công nghiệp và cây thuốc
01/2012
12/2015
26/02/2016
2016-24-545
31/05/2016
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Tạo được 06 vector mang gen kháng sâu Vip3A, gen chịu thuốc trừ cỏ EPSPS và Bar: pCB:CaMV35S-Vip3A, pCAMBIA1300:CaMV35S-Vip3A, pCB301 :CaMV35S- EPSPS, pCAMBIA1300:CaMV35S-EPSPS, pCB301 :Nos-Bar, pCAMBIA1300:Nos-Bar.
- Tạo được 26 dòng bông chuyển gen triển vọng đồng thời kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.
- Xây dựng được quy trình chuyển gen kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ vào giống Coker 310 bằng phương pháp chuyển gen gián tiếp thông qua A.tumefaciens.
- Công bố được 3 bài báo khoa học trên các Tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước góp phần cung cấp các dữ liệu khoa học về các kết quả nghiên cứu mới về chuyển gen kháng sâu và kháng thuốc cỏ.
- Tham gia đào tạo 1 Tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học tại Việt Nam.
- Tham gia đào tạo 02 thạc sỹ chuyên ngành khoa học cây trồng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cung cấp các dẫn liệu khoa học về chuyển gen thực vật, cung cấp phương pháp cơ bản nghiên cứu, đánh giá và chọn lọc cây chuyển gen và góp phần phát triển lĩnh vực khoa học tạo giống cây trồng chống chịu sâu và thuốc trừ cỏ. Các kết quả tạo ra là nguồn vật liệu cho công tác chọn giống bông chống chịu sâu và thuốc trừ cỏ và là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho những nghiên cứu tương tự trên cây bông.
- Đề tài đã góp phần nâng cao năng lực, trau dồi những kiến thức về công nghệ sinh học nông nghiệp cho các cán bộ tham gia đề tài, đào tạo nguồn nhân lực khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học nói chung và kỹ thuật chuyển gen cây trồng nói riêng.
Các sản phẩm bài báo khoa học và đào tạo sau đại học là các dẫn liệu khoa học có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu và đào tạo của Viện và các đơn vị liên quan có nhu cầu.
Kết quả của đề tài đã tạo ra được các dòng bông có tiềm năng phát triển thành giống triển vọng và một số dòng có các đặc tính hoặc chịu thuốc trừ cỏ hoặc kháng sâu thích hợp làm nguồn vật liệu cho phát triển các tổ hợp lai F1 để phát triển bông lai.
Kết quả của đề tài giúp tạo ra các dòng bông chuyển gen kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ làm vật liệu khởi đầu cho lai tạo giống bông chuyển gen kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ cung cấp cho sản xuất bông hàng hóa trong nước.
Tạo giống; Gống bông kháng sâu; Thuốc trừ cỏ; Chuyển gen
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
- Hỗ trợ đào tạo 1 Tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học tại Việt Nam và 02 thạc sỹ chuyên ngành khoa học cây trồng.