- Nghiên cứu công nghệ sản xuất Prodigiosin từ vi khuẩn tái tổ hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
- Nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học di tích văn hóa Óc Eo ở tỉnh Đồng Tháp
- Giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân trong các khu công nghiệp khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay
- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Thanh Sơn cho sản phẩm quả chuối phấn vàng của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình khai thác nguồn nước đến phân phối sử dụng nước trên lưu vực sông Đồng Nai đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển bền vững nguồn nước
- Sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm lên men từ quả đu đủ có hoạt tính chống oxi hóa tăng cường miễn dịch và hỗ trợ giảm đường huyết
- Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chậm phát triển tâm thần lứa tuổi dưới 18 tại Thanh Hóa năm 2012
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị tủ hút và xử lý khí thải phòng thí nghiệm theo phương pháp hấp thụ rửa khí công suất đến 3000m3 không khí/giờ
- Nghiên cứu sản xuất vắc xin vô hoạt chứa tiểu phần E2 trên hệ thống baculovirus phòng bệnh dịch tả lợn
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2016-48-492
Nghiên cứu tạo giống khoai lang kháng bọ hà bằng công nghệ gen
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
Trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020
GS.TS. Lê Trần Bình
TS. Phạm Bích Ngọc, ThS. Trần Thu Trang, PGS.TS. Chu Hoàng Hà, TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, KS. Nguyễn Thị Hoài Thương, TS. Vũ Thị Lan, ThS. Lê Thu Ngọc, KS. Nguyễn Đình Trọng, KS. Trần Đức Hoàng
Cây lương thực và cây thực phẩm
01/2011
06/2015
19/10/2015
2016-48-492
10/05/2016
378
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học về ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật và công nghệ chuyển gen trong việc tạo giống cây trồng nông nghiệp nói chung và cây khoai lang nói riêng, góp phần tăng khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh.
Sàng lọc và xác định được các gen độc tố từ các chủng Bt có khả năng kháng bọ hà. Thiết kế các vector chuyển gen độc tố phân lập được dưới sự điều khiển của promoter đặc hiệu ở củ. Đề tài đã xây dựng được hệ thống tái sinh hiệu quả ở hai giống khoai lang địa phương của Việt Nam có năng suất và chất lượng tốt là KB1 và Chiêm Dâu. Hệ thống tái sinh thông qua đa chồi từ mô sẹo đã được chúng tôi ứng dụng thành công cho các nghiên cứu chuyển gen kháng bọ hà ở giống khoai lang KB1.
Đề tài đã xây dựng và tối ưu được quy trình chuyển gen vào khoai lang thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens với phương thức tái sinh cây chuyển gen thông qua đa chồi từ mô sẹo. Quy trình chuyển gen này đã được ứng dụng thành công để chuyển các gen đích vào khoai lang.
Đề tài đã tạo được các dòng khoai lang KB1 chuyển gen mang các cấu trúc gen kháng bọ hà là cry3Ca1/vip2-1/cry8Db và đã đánh giá được khả năng kháng với bọ hà của củ các dòng khoai lang chuyển gen. Kết quả này đã mở ra triển vọng ứng dụng kỹ thuật chuyển gen vào cải thiện khả năng chống chịu sâu bệnh của cây khoai lang ở Việt Nam.
Góp phần đào tạo nghiên cứu trong lĩnh vực chuyển gen thực vật, phân lập gen, thiết kế vector chuyển gen; đề tài góp phần đào tạo 01 TS và 03 thạc sĩ
Tạo giống; Khoani lang; Kháng bọ hà; Công nghệ gen; Vi khuẩn; Gen độc tố; Chuyển gen; Bacillus thuringiensis
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 9
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
01 tiến sỹ, 03 thạc sỹ