- Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử liên kết với các tính trạng cấu thành năng suất tạo giống lúa thuần siêu năng suất
- Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đậu tương Cúc bóng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
- Tiếp cận giải tích để phân tích phi tuyến kết cấu FGM có gân gia cường
- Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và hệ thông tin địa lý phục vụ công tác bảo tồn các di sản văn hóa di sản thiên nhiên ở miền Trung thử nghiệm tại Tp Huế và Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
- Nghiên cứu đánh giá tác động của hạn kinh tế xã hội hạ du sông Hồng và đề xuất các giải pháp ứng phó
- Ảnh hưởng của khai thác tác động thấp đến tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc của rừng tự nhiên có chứng chỉ bền vững
- Nghiên cứu tác động bất lợi của biến đổi hình thái lòng dẫn và hạ thấp mực nước hệ thống sông Cửu Long đề xuất giải pháp giảm thiểu
- Hệ hyperbolic các định luật cân bằng và ứng dụng trong các mô hình dòng chảy hai pha
- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp công nghệ thu hồi vàng bằng vi sinh và hóa học cho các quặng sulfide - Au quặng thiếc chứa Au quặng thiếc - wolfram chứa Au và quặng antimon chứa Au nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường trong khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên
- Tối ưu không trơn: Điều kiện tối ưu và tính chất tập nghiệm
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KQ029132
2020-60-604/KQNC
Nghiên cứu thiết kế chế tạo chuẩn độ chói với độ không đảm bảo đo U = (06 ÷ 08)%
Viện Đo lường Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ
TS. Cao Xuân Quân
ThS. Lê Ngọc Hiếu; KS. Hoàng Ngọc Dũng; KS. Nguyễn Thị Huyền; CN. Lê Thị Thu Thủy
Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin
01/01/2018
01/06/2019
24/02/2020
2020-60-604/KQNC
02/07/2020
Chuẩn độ chói - Có mức độ chói: Lv = (300 4- 1000) cd/m2; Độ không đảm bảo đo: u = (0,6 4- 0,8)%, k = 2. Hệ thống chuẩn độ chói với độ không đảm bảo đo u = (0,6 4- 0,8) %, k = 2. Độ không đảm bảo đo này được dựa trên phương pháp thiết lập đơn vị đo độ chói và chuẩn sử dụng để thiết lập có u < 0,6 %. Hiện nay, chuẩn độ chói sau khi được chế tạo với độ không đảm bảo đo u = (0,6 4- 0,8) %, k = 2 phù hợp và có độ chính xác tương đương chuẩn độ chói của các Viện Đo lường quốc gia khác trong khu vực. Sau khi hoàn thành dự án với kết quả là chế tạo thành công chuẩn độ chói với độ không đảm bảo đo u = (0,6 4- 0,8)%, Viện ĐLVN đã lập hồ sơ xin công nhận chuẩn đo lường quốc gia theo đúng các quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia. Đáp ứng yêu cầu theo quyết định 1361/QĐ-TTg ban hành ngày 08/8/2013 về quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia năm 2020 đại lượng đo độ chói u = (0,7 4- 0,8) %. Chuẩn độ chói được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công được đưa vào sử dụng để hiệu chuẩn, thử nghiệm các nguồn chuẩn độ chói, độ nhạy độ chói (A/(cd/m2), phương tiện đo độ chói và phương tiện đo màu nguồn sáng đáp ứng nhu cầu trong cả nước. Đây là chuẩn độ chói có độ chính xác cao sử dụng tại phòng Đo lường Quang học - Viện Đo lường Việt Nam để hiệu chuẩn, thử nghiệm các nguồn chuẩn đo độ chói cho các Trung tâm TC-ĐL- CL, Chi cục TC-ĐL-CL và phòng hiệu chuẩn được công nhận. Hệ thống chuẩn này được sử dụng tại Viện đo lường Việt Nam, các Trung tâm TC-ĐL-CL, Chi cục TC-ĐL-CL và phòng hiệu chuẩn được công nhận. Chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn - với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu - theo tỷ lệ đã thỏa thuận để cùng triển khai sản xuất, tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra.
Hệ thống chuẩn được chế tạo sẽ có giá thành thấp hơn 1/3 giá thành của các nhà sản xuất khác trên thế giới, có độ chính xác tương đương. Hệ thống chuẩn được nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công sẽ được đưa vào sử dụng để thiết lập, dẫn xuất, sao truyền chuẩn đơn vị đo độ chói. Đây sẽ là hệ thống chuẩn đồng bộ có độ chính xác cao hiện nay của Việt Nam ngang tầm với trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở KHCN để khẳng định các cán bộ nghiên cứu của Viện ĐLVN đã làm chủ công nghệ, có thể thiết kế chế tạo được các thiết bị đặc thù mà trong thực tế không có sẵn trên thị trường. Đây sẽ là chuẩn độ chói có độ chính xác cao nhất hiện nay của Việt Nam. Hệ thống chuẩn có độ chính xác tương đương với các hệ thống chuẩn của một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Kết quả của đề tài sẽ tạo tiền đề cho việc tham gia vào thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực đo lường quang ánh sáng. Việc ứng dụng sản phẩm của đề tài góp phần hoàn thiện hệ thống chuẩn cho phòng Đo lường Quang học - Viện ĐLVN nói riêng và các cơ sở có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài như: Các Trung tâm TC-ĐL-CL, Chi cục TC-ĐL-CL và Phòng hiệu chuẩn được công nhận nói chung.
Chuẩn độ chói, Thiết kế; Chế tạo; Chuẩn đo lường; Thang độ nhạy; Hiệu chuẩn
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không