Để tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng nhân huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh" được thực hiện từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2018 tại huyện Hòa Thành (nay là thị xã Hòa Thành), tỉnh Tây Ninh và tại Trung tâm Nghiên cứu Cây cứu quả miền Đông Nam Bộ. Mục tiêu của đề tài là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất cây nhãn qua điều tra xác định các yêu tố giới hạn cần khắc phục, tuyển chọn và giới thiệu giống tốt, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, quảng bá nhãn hiệu hàng hóa và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nhà vườn
Đề tài được thực hiện với sự phối hợp giữa Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Hòa Thành (nay là Phòng Kinh tế thị xã Hòa Thành), tỉnh Tây Ninh và Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ. Trong thời gian 30 tháng triển khai đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung và quy mô của đề tài theo Hợp đồng và thuyết minh được duyệt cụ thể như sau:
Nội dung 1: Tuyển chọn giống nhãn ưu tú có năng suất cao, chất lượng ngon phù hợp với điều kiện tự nhiên của thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
+ Hoạt động 1: Đã có 1 báo cáo Điều tra khảo sát nhanh hiện trạng trồng nhãn trên địa bàn thị xã Hòa Thành, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề trồng nhãn trên địa bàn.
+ Hoạt động 2: Đã có 1 báo cảo khảo sát, tuyển chọn và bồi dục cá thể nhãn ưu tú. Đã công nhận được 4 cây nhãn Tiêu Da Bò đầu dòng TDBHT 01, TDBHT 02, TDBHT 03 và TDBHT 04.
+ Chuyên đề 1: Đã xây dựng mô hình trình diễn 4 giống nhãn (Xuồng Cơm Ráo, Xuồng Cơm Vàng, Ido và Tiêu Da Bò) có năng suất cao và chất lượng ngon, với diện tích 01 ha ở 3 hộ thuộc xã Trường Hòa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Sau 18 tháng trồng cây sinh trưởng và phát triển tốt
+ Chuyên đề 2: Thực nghiệm chuyển giống nhanh trên gốc nhãn địa phương (nhãn Tiêu Da Bò): Đã ghép chuyển đổi giống nhãn Xuồng Cơm Ráo trên gốc nhãn Tiêu Da Bò 15 năm tuổi bị chồi rồng, năng suất kém. Sau 24 tháng thực nghiệm cây nhãn Xuống Cơm Ráo đã cho thu hoạch với năng suất đạt 16,34 kg/cây/năm
- Nội dung 2. Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây nhãn nhằm tăng năng suất, chất lượng trái và hiệu quả sản xuất.
+ Chuyên đề 3: Ảnh hưởng của một số loại thuốc sinh học và hóa học đến việc phỏng trừ bệnh thối nâu trên trái nhãn: Thí nghiệm đã được bố trí với 6 nghiệm thức: (1) Phun Aliette 800 WG (Fosetyl aluminium 80%) nồng độ 20 g/8 lít nước; (2) Phun RIdomil gold 68 WP(40 g Metalaxyl và 640 g Mancozeb) nông độ 25 g/8 lít nước; (3) Phun VibenC 50 BTN(Benomyl 25%, Copperoxychloride 25%) nồng độ 25 ml/8 lít nước; (4) Phun Trichoderma(Trichoderma spp.) liều lượng 4g /8 lít; (5)Phun Agrifos 400 (Acid phosphonic 400g/1) nông độ 40 ml/8 lít nước (6) Phun nước lã (đối chứng). Kết quả cho thấy phunAliette 800 WG (Fosetyl aluminium 80%) nồng độ 20 g/8 lit nước có tỷ lệ bệnh thối nâu giảm từ 52,44 - 52,99%, năng suất tăng so với đối chứng 57,34 - 58,80% so với nghiệm thức đối chứng.
+ Chuyên đề 4: Khắc phục hiện tượng rụng trái non trên nhãn Tiêu Da Bò: Thí nghiệm đã được bố trí với 6 nghiệm thức: (1) Phun nước lã (đối chứng); (2) Phun NAA 20 ppm; (3) Phun NAA 40 ppm; (4) Phun GA3 50 ppm; (5) Phun NAA 20 ppm GA3 50 ppm; (6) Phun NAA 40 ppm + GA3 50 ppm. Kết quả cho thấy phun NAA 20 + ppm + GA3 50 ppm giảm tỷ lệ rụng trái non sau 10 tuần phun từ 33,69 – 35,63%, năng suất tăng từ 67,59 – 84,56% so với nghiệm thức đối chứng
+ Chuyên đề 5: Ảnh hưởng của calcium, magnesium và kali phun trước thu hoạch đến phẩm chất và hiệu quả bảo quản trái nhãn sau thu hoạch: Thí nghiệm đã được thực hiện với 5 nghiệm thức: (1) Phun nước lã (đối chứng); (2) Phun CaCl, nông độ 1000 ppm; (3) Phun Ca(NO4)nồng độ 1500 ppm; (4) Phun MgSO liều lượng 5g/lít và (5) Phun KNO, liều lượng 4g KO/lít. Kết quả cho thấy khi phun CaCl, nồng độ 1000 ppm với liều lượng dung dịch 2 lít/cây vào các thời điểm 30, 40 và 50 ngày sau đậu trái có tác dụng làm tăng độ chắc thịt quả và duy trì được chất lượng quả tốt hơn sau khi thu hoạch ở nhiệt độ phòng đến 6 ngày. Phun K,SO, có tác dụng làm tăng độ ngọt của quả.
- Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch
+ Chuyên đề 6 Anh hưởng của màng bao ăn được chitosan và oligochitosan đến chất lượng và thời gian bảo quản trái nhãn: Thí nghiệm đã được thực hiện 7 nghiệm thức: (1) Không bao màng (đối chứng không bao); (2) Màng bao PE đục 5 lỗ Imm (đối chứng có bao); (3) Chitosan 0,5%; (4) Chitosan 1%; (5) Chitosan 1,5%; (6) OCTS 1% và (7) OCTS 1,5%. Kết quả cho thấy bảo quản nhãn Tiêu Da Bò bằng màng Chitosan 1% + PE đục lỗ và OCTS 1,5% + PE đục lỗ đã duy trì chất lượng quả trong thời gian 20 ngày. - Nội dung 4: Thiết kế logo và quảng bá nhãn hiệu hàng hóa “nhãn Hòa Thành”:
Đã thiết kế logo nhãn hiệu hàng hóa “nhãn Hòa Thành", đã gửi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu “nhãn Hòa Thành” và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận.
- Nội dung 5: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hội thảo đầu bờ và tham quan học tập thực tế mô hình sản xuất cây nhãn có hiệu quả
+ Đã tập huấn 2 lớp, mỗi lớp 40 người, nội dung gồm: Giới thiệu các giống nhãn có năng suất cao, chất lượng tốt đang trồng phổ biến hiện nay; Quy trình kỹ thuật canh tác cây nhãn theo hướng bền vững: Quy trình rải vụ trái và quy trình bảo quản nhãn sau thu hoạch.
+ Đã tổ chức 1 hội thảo đầu bờ (40 người) nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác cây nhãn, quy trình ghép chuyển đổi giống nhãn Xuồng trên gốc nhãn Tiêu Da Bò (giống nhãn địa phương).
+ Đã tổ chức 1 chuyến tham quan (40 người), học hỏi được kinh nghiệm thực tế trong sản xuất cây nhãn, biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, cũng như các biện pháp bao gói, sơ chế và bảo quản trái nhãn.