- Đánh giá và lựa chọn phân khúc thị trường sử dụng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp mới
- Đánh giá tác dụng của lọc máu hấp phụ bằng quả lọc Resin HA330 kết hợp lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam
- Nghiên cứu phân lập tế bào gốc từ răng người và ứng dụng tế bào gốc tủy răng sữa tự thân để điều trị răng vĩnh viễn bị tổn thương
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt trên tàu vỏ gỗ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu nhằm chủ động phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
- Phân lập tuyển chọn một số vi khuẩn probiotic phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
- Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật trong các đầm nuôi tôm góp phần tạo cơ sở khoa học để phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý kết quả quá trình học tập rèn luyện của học sinh tại tỉnh Quảng Bình
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
BĐKH/16-20
2020-21/KQNC
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng mô hình quản lý biến động tài nguyên hoàn thiện công cụ quản lý và nâng cao năng lực giám sát biến động sử dụng đất
Viện khoa học Đo đạc và bản đồ
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quốc gia
TS. Nguyễn Phi Sơn
ThS.Nguyễn Thanh Thủy, TS.Nghiêm Văn Tuấn, TS.Trần Tuấn Ngọc, TS.Đinh Hải Nam, TS.Đỗ Thị Phương Thảo, PGS.TS.Trần Quốc Bình, ThS.Nguyễn Văn Chiến, ThS.Trịnh Minh Tùng, KS.Đặng Xuân Thủy
Trắc địa học và bản đồ học
12/2016
12/2019
01/07/2020
2020-21/KQNC
01/10/2020
378
1. Đề tài đã phát triển mô hình giám sát biến động tài nguyên đất có thể ứng
dụng cho các tỉnh/thành phố ở Việt Nam. Đã nghiên cứu, tổng hợp và phát triển các
phương pháp trong thu nhận và phân tích dữ liệu thuộc tính của tài nguyên đất, từ
đó phát triển thành quy trình và giải pháp công nghệ trong mô hình giám sát biến
động tài nguyên đất cấp tỉnh, phù hợp với văn bản pháp luật về đất đai hiện nay.
2. Đề tài đã xây dựng được một mô hình CSDL và phát triển một phần
mềm ứng dụng MoLaR. Phần mềm được xây dựng dựa trên các công nghệ hiện
đại, đảm bảo các chức năng tiện lợi cho người sử dụng bằng tiếng Việt. Phần
mềm đã cụ thể hóa các quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu trong thành lập bản đồ
chuyên đề về tài nguyên đất theo Thông tư 60/2015/TT-BTNMT, Thông tư
14/2012/TT-BTNMT. CSDL đảm bảo sự tương thích giữa các CSDL hệ thống
thông tin đất đai hiện hành, ngoài ra còn một số bản đồ chuyên đề khác mà các
thông tư trên chưa đề cập đến như: bản đồ về lớp phủ đất, về biến động địa hình,
về độ ẩm đất, phân loại đất ngập nước.
3. Đề tài đã xây dựng được một WebGIS tại địa chỉ https://tainguyendatquangninh.vn có tính hiện đại, có ý nghĩa cung cấp thông tin đất đai theo quy định của pháp luật và nhận các thông tin phản ảnh về vi phạm trong quản lý và sử đụng tài nguyên đất từ cộng đồng. WebGIS sẽ hỗ trợ hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý đất đai cấp huyện/tỉnh. Người cung cấp
thông tin có thể trực tiếp khoanh vẽ vị trí trên nền ảnh vệ tinh, gửi thông tin và
hình ảnh về vi phạm cho cơ quan quản lý đất đai cấp huyện/tỉnh. WebGIS được
đánh giá là dễ sử dụng, hiệu quả và đáp ứng với yêu cầu của quản lý đất đai hiện
đại ở cấp tỉnh/thành phố.
4. Với các sản phẩm của mô hình giám sát biến động tài nguyên đất cấp
tỉnh được đề tài xây dựng có thể hỗ trợ hiệu quả cho các Sở Tài nguyên và Môi
trường trong hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên đất như: Điều tra đánh giá
thoái hóa đất, ô nhiễm đất; Điều tra đánh giá chất lượng đất.
5. Mô hình giám sát biến động có thể thiết lập bộ dữ liệu hiện trạng, thành
lập các bản đồ biến động, thống kê hiện trạng, thống kê biến động về 14 thuộc
tính của tài nguyên đất và giám sát biến động theo thời gian, bao gồm: lớp phủ
đất, đất ngập nước, độ ẩm đất, Biến động địa hình, xói mòn đất, đất kết von, đất
khô hạn, đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn, thoái hóa đất, suy giảm độ phì, chất
lượng đất, ô nhiễm đất, vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Đơn vị lập bản đồ
và thống kê đất đai là cấp huyện/quận và tổng hợp cho cấp tỉnh/thành phố.
6. Trong 13 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai, cho thấy
mô hình hỗ trợ giám sát biến động tài nguyên đất có thể tham gia vào 4 nội
dung, gồm: “c)... đánh giá đất;...; k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất; l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về đất đai...; n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất
đai..., điều đó có thấy rằng ý nghĩa của việc đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn
là rất quan trọng đối với cơ quan quản lý đất đai các cấp.
7. Đề tài đã tiến hành thử nghiệm tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, với
CSDL giám sát tài nguyên đất cho Uông Bí, cổng thông tin WebGIS
https://tainguyendat-quangninh.vn bước đầu hoạt động cho địa bàn TP Uông Bí
đã mạng lại những kết quả đáng khích lệ về cung cấp thông tin, thu nhận thông
tin về các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất (Đã có 1300 lượt truy cập, đã có
hơn 20 thông tin cung cấp từ cộng đồng về đất đai, trong đó 15 thông tin về vi
phạm sử dụng đất, 4 thông tin về vi phạm trong quản lý đất và 5 thông tin về
Biến động địa hình). Những thông tin này đã được kiểm chứng và chuyển cho
cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kết quả này đã hoàn thành mục tiêu thứ 4
của đề tài.
- Hình thành được một hệ thống công cụ giám sát biến động tài nguyên đất chủ động, hiện đại, nhanh chóng và khách quan, đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức tiến hành giám sát có được thông tin, dữ liệu hiệu quả nhất,
- Một WebSite theo công nghệ WebGIS có thể giao tiếp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội nhằm cung cấp các thông tin về đất đai mà nhà nươc phải công bố và ngươc lại cơ quan quản lý sẽ nhận được thông tin về các sai phạm trong sử dụng đất sai từ xã hội.
+ Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:
- Mở rộng các ứng dụng công nghệ Bản đồ, Viễn thám và GIS trong lĩnh vực quản lý đất đai.
- Tạo cơ sở và luận cứ để phát triển ra diện rộng đối với các tỉnh thành, đặc biệt giúp cho hoạt động giám sát chuyên ngành, giám sát chuyên đề có được thông tin quan trong, tin cậy. - Hình thành các công cụ hiện đại trong quản trị đất đai.
- Đối với các Sở TN&MT khi áp dụng mô hình này sẽ góp phần cải thiện 2/6 chỉ số quản trị hành chính công PAPI.
+ Đối với kinh tế - xã hội và môi trường:
- Giảm các chi phí, đi lại, thời gian và nhân lực trong các đợt giám sát của cơ quan chức năng.
Nghiên cứu, giống, khoai tây, bệnh mốc sương
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Số lượng công bố trong nước: 6
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
Hỗ trợ đào tạo 01 TS; 02 Thạc sỹ