
- Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển có hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020
- Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Đánh giá thực trạng và nghiên cứu phương án bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử cách mạng phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình
- Sản xuất thử nghiệm xúc xích khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép chất lượng cao mác ZU40CrMnMoV để chế tạo con lăn đỡ phôi đúc thép liên tục
- Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế và tác dụng dược lý của bài thuốc bổ trợ điều trị Eczema
- Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn và đề xuất chủ trương phương án đàm phán của Việt Nam trong xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia
- Một số vấn đề cơ bản về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiếu số nước ta



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
CNVT/16-20
Nghiên cứu ứng dụng của công nghệ viễn thám và phương pháp trắc lượng hình thái trong xây dựng bộ tiêu chí giám sát quá trình suy thoái chất lượng rừng ngập mặn phục vụ công tác bảo tồn phục hồi rừng ngập mặn và sử dụng hợp lý đất ngập nước ven biển thử nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh và Cà Mau
Viện khoa học Đo đạc và bản đồ
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quốc gia
Chương trình Khoa học và công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 -2020
TS. Đỗ Thị Hoài
TS. Phạm Minh Hải; PGS.TS. Trần Văn Thụy; PGS.TS. Mai Sĩ Tuấn; TS. Chu Hải Tùng; TS. Bùi Quang Thành; ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hồi; TS. Trần Ngọc Cường; ThS. Hoàng Thị Thu Hà; ThS. Trịnh Ngọc Bích; ThS. Trịnh Thị Tố Uyên; ThS. Đặng Thị Liên; ThS. Khổng Thị Việt Anh; ThS. Lê Viết Nam; ThS. Trân Hoàng Minh; ThS. Phạm Lê Phương; ThS. Nguyễn Văn Huy; ThS. Trần Thị Chính; KS. Trần Việt Cường; KS. Chu Thanh Huệ
Lâm nghiệp
05/2018
01/2021
01/06/2018
Xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng rừng ngập mặn. Kết hợp phương pháp viễn thám và phương pháp trắc lượng hình thái, khai thác cấu trúc phân bố của rừng ngập mặn trên ảnh viễn thám qua các chỉ số hình thái (spatial metrics) trong phương pháp trắc lượng hình thái xây dựng các bộ bản đồ cấu trúc của rừng ngập mặn. Để bổ sung cho kết quá tổng hợp các nghiên cứu đã công bố trong quá trình nghiên cứu phục vụ mục đích xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng rừng ngập mặn và phân cấp giá trị trên các bộ bản đồ cấu trúc chiết xuất từ ảnh viễn thám đa thời gian. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa 3 đợt tại mỗi khu vực thử nghiệm từ năm 2017 đến 2019. Tại hai khu vực thử nghiệm là rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tính đúng đắn của bộ tiêu chí bằng phương pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn người dân và cán bộ kiểm lâm. Sản phẩm thực hiện của đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, góp phần bổ sung cho luận cứ khoa học cho công tác giám sát chất lượng và quá trình suy thoái rừng ngập mặn. Bộ bản đồ 1:50.000 về cấu trúc rừng ngập mặn, chất lượng rừng ngập mặn, suy thoái của rừng ngập mặn, và cơ sở dữ liệu về chất lượng rừng ngập mặn tại hai khu vực thử nghiệm sẽ góp phần phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát chất lượng và định hướng phục hồi rừng ngập mặn ven biển nước ta. Sản phẩm CSDL về chất lượng rừng ngập mặn của đề tài đã được Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường được ứng dụng trong xây dựng Dự thảo kế hoạch hành động về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước và Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết nội dung tại điểm c khoản 1 điều 31 Nghị định 66/2019/NĐ-CP ngày 29/9/2019 của Chính phủ về bảo tồn sử dụng bền vững đất ngập nước toàn quốc.
Hiện nay với sự phát triển của nhiều vệ tinh cung cấp các sản phẩm ảnh vệ tinh, phát triển một giải pháp mới ứng dụng ảnh vệ tinh trong giám sát chất lượng RNM mang tính thực tiễn cao. Với cơ sở dữ liệu lớn, hệ thống phân phối miễn phí (như ảnh Landsat. Sentinel) việc ứng dụng công nghệ viễn thám và phương pháp trắc lượng hình thái trong giám sát chất lượng RNM là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta. Kết quả của đề tài đưa ra được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng chung cho RNM các khu vực ven biển khu vực thử nghiệm, bên cạnh đó cung cấp cho lĩnh vực khoa học công nghệ trong nước một phương pháp luận mới trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát chất lượng RNM. Sự thay đổi của RNM liên quan chặt chẽ đến sinh kế của người dân địa phương. Do vậy, việc cung cấp một giải pháp đảm bảo quá trình giám sát chất lượng và quá trình suy thoái của RNM sẽ đảm bảo được sự duy trì của RNM ở trạng thái tốt. Do đó, tác động tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại địa phương.
Công nghệ viễn thám; Phương pháp trắc lượng hình thái; Rừng ngập mặn; Suy thoái; Bảo tồn
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
Hỗ trợ Đào tạo số lượng 01 Tiến sỹ; 01 Thạc sỹ.