liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,001,798
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

DACN:12/2020

01/2024/TTPTKH&CN

Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy trình hữu cơ đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực (chè rau lúa…) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Viện Khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

Hồ Quang Đức

PGS. TS. Hồ Quang Đức; ThS. Đỗ Thị Qúy; TS. Nguyễn Võ Linh; TS. Bùi Huy Hiền; TS. Bùi Thị Ngọc Dung; TS. Phạm Văn Giới; TS. Đào Ngọc Chương

Khoa học nông nghiệp

01/12/2020

01/12/2022

13/01/2023

01/2024/TTPTKH&CN

16/01/2024

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

a, Đối với sản xuất chè hữu cơ:

- Đậu tương: 0.25 tấn/1ha/1 lứa (1 năm bón 8 lứa)

- Phân chuồng: 2.5 tấn/1ha/1 lứa (1 năm bón 8 lứa)

- Phân vi sinh hữu cơ: 2.5 tấn/1ha/1 lứa (1 năm bón 8 lứa)

- Thuốc BVTV Neem Ferno: Phun 1.100ml pha với 680 lít nước/1ha chè (1 tháng phun 1 lần).

b, Đối với sản xuất rau cải xanh hữu cơ

- 1.500kg phân hữu cơ vi sinh + 500kg đậu tương + 8-10 tấn phân chuồng ủ hoai.

- Thuốc BVTV Neem Ferno (phun 5 lần): 1 lít thuốc BVTV pha với 500 lít nước.

c, Đối với sản xuất hữu cơ

- Sử dụng phân bón:

+ Phân hữu cơ vi sinh sông Gianh: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh (Chất hữu cơ: 32%; vi sinh vật phân giải phốt pho khó tan 1x105 CFU/g; tỷ lệ C/N: 12; pHH20:6; độ ẩm: 30%).

+ Phân chuồng ủ hoai mục: 10 tấn

+ Đậu tương: 200kg đậu tương

+ Cách bón:

Xử lý đất trước khi cấy bằng chế phẩm vi sinh Emuniv, Bioplant (theo hướng dẫn trên bao gói) hoặc WEGH (theo hướng dẫn trên bao gói) hoặc vi sinh kháng nấm (do mô hình chưa qua thời gian chuyển đổi hữu cơ).

+ Đối với phân chuồng ủ hoai mục: bón lót 100% khi làm đất.

+ Đối với phân hữu cơ vi sinh: bón lót 55%; bón thúc lần 1: 45% sau khi trồng còn lại 45% bón lúc làm cỏ đợt 1 khi lúa hồi xanh, bắt đầu chuẩn bị đẻ nhánh.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp sử dụng thuốc BVTV: Ở mô hình sử dụng thuốc BVTV sinh học Neemferno. Cách dùng: pha 1 lít thuốc BVTV với 200 lít nước phun đều khi có sâu bệnh (1 tuần 1 lần trong thời gian điều trị sâu bệnh).

d, Đối với chăn nuôi gà hữu cơ

- Đánh giá điều kiện nước dùng cho chăn nuôi hữu cơ: nẫu nước dùng cho chăn nuôi tại vùng mô hình đạt đủ điều kiện để chăn nuôi hữu cơ (phân tích chỉ tiêu tại QCVN 01:39-2011 về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi).

- Khâu giống: gà giống 1 tuần tuổi khi nhập nuôi có hồ sơ nguồn gốc đầy đủ từ nơi bán (hóa đơn, giấy kiểm dịch thú y). Con giống phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn giống (đặc điểm màu lông, màu da chân, trạng thái sức khỏe và không có dị tật).

    Con giống nhập về nếu trong khu chăn nuôi có ga đang nuôi thì phải nuôi cách ly tại chuồng tân đáo ít nhất 2 tuần theo dõi, đảm bảo an toàn mới đưa vào chuồng nuôi chính.

- Phương thức nuôi: giai đoạn 1-3 tuần tuổi, gà nuôi trong lồng. Từ sau 3 tuần tuổi đến khi xuất chuồng, gà được nuôi bán chăn thả: ban đêm nhốt trong chuồng, những ngày không mưa gà được thả trong vườn hẹp có hàng rào lưới B40 bao quanh.

- Khâu thức ăn:

+ Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm: Những thức ăn nhiều tinh bột, đường như cám gạo, ngô … khối lượng nhóm thức ăn này chiếm 90% khối lượng thức ăn hỗn hợp.

+ Nhóm thức ăn giàu protein: thức ăn giàu protein rất quan trọng trong việc chăn nuôi gà thịt, nguyên liệu là bột cá (chiếm 10% thức ăn hỗn hợp).

   Thức ăn sử dụng nuôi gà trong mô hình được mua từ địa phương như cám gạo, ngô, bột cá.

- Khâu nước uống: nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh và đáp ứng đủ nhu cầu từng loại lợn. Chất lượng nước đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu phân tích theo 01:39-2011 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.

TNN-2024-01

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã góp phần bảo vệ môi trường một cách tích cực, đối với cây trồng, hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất, đối với chăn nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh, không sử dụng hormone tăng trưởng, tạo nên sản phẩm chất lượng cao, nâng cao thu nhập cho người dân.

    Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe nhân dân, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển thương mại và uy tín của tỉnh.

   Người dân được sử dụng sản phẩm hữu cơ, an toàn thực phẩm.

   Dự án hoàn thành giúp cho các nhà quản lý có căn cứ để điều chỉnh những chính sách hiện hành chưa phù hợp với thực tế, bổ sung những chính sách còn thiếu nhằm phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và bền vững.

chè, rau, lúa,

Ứng dụng

Dự án KH&CN

    Hiện nay một số hợp tác xã sản xuất chè, rau, lúa, chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang ứng dụng kết quả đề tài: sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất chè như các hộ sản xuất chè xóm Tây Sơn – xã La Bằng – huyện Đại Từ - thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên; sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau cải xanh tại xã Đồng Liên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; chăn nuôi gà hữu cơ tại xã Tân Thành huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên…

2.2.1. Đối với sản xuất chè

   Tại các điểm sản xuất chè sử dụng quy trình sản xuất hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao hơn: tổng thu từ mô hình chè là 629.197,4 ngàn đồng (cao hơn so với mô hình đối chứng là 98.217,4 ngàn đồng); Tổng chi tại mô hình là 213.894 ngàn đồng và lợi nhuận của mô hình chè sử dụng phân bón hữu cơ là 415.303,4 ngàn đồng (gấp 1,3 lần đối với mô hình đối chứng).

2.2.2. Đối với sản xuất rau cải xanh

- Doanh thu: đối với rau cải xanh trong mô hình: với năng suất trung bình đạt 20,3 tấn/ha và giá bán rau cải xanh là 10.000 đồng/kg, doanh thu của mô hình trồng rau cải xanh sử dụng quy trình sản xuất hữu cơ đạt 203.000 ngàn đồng/ha: cao hơn doanh thu của cây rau cải xanh ngoài mô hình là 23.000 ngàn đồng/ha.

- Chi phí trung gian: bao gồm các chi phí về giống, phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình sản xuất cây rau cải xanh sử dụng quy trình sản xuất hữu cơ có mức đầu tư 45.600 ngàn đồng/ha; cao hơn so với mức đầu tư của ngoài mô hình là 10.535 ngàn đồng.

- Thu nhập thuần: kết quả tính toán giá trị thu nhập thuần của mô hình là 111.400 ngàn đồng, cao hơn so với rau cải ngoài mô hình là 12.465 ngàn đồng.

2.2.3. Đối với sản xuất lúa nếp Thầu Dầu

- Doanh thu: đối với lúa nếp Thầu Dầu trong mô hình: với năng suất trung bình đạt 52,1 tạ/ha và giá bán lúa tươi là 15.000 đồng/kg, doanh thu của mô hình trồng lúa nếp Thầu Dầu sử dụng quy trình sản xuất hữu cơ đạt 78.150 ngàn đồng/ha; cao hơn doanh thu của lúa nếp Thầu dầu ngoài mô hình là 14.515 ngàn đồng/ha.

- Chi phí trung gian: bao gồm các chi phí về giống, phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình sản xuất lúa nếp Thầu Dầu sử dụng quy trình sản xuất có mức đầu tư 38.400 ngàn đồng/ha; cao hơn so với mức đầu tư của ngoài mô hình là 5.235 ngàn đồng.

- Chi phí lao động: Chi phí lao  động cho 1ha sản xuất nếp hữu cơ là 9.750 ngàn đồng (cao hơn so với sản xuất lúa thông thường là 750 đồng/ha).

- Thu nhập thuần: kết quả tính toán giá trị thu nhập thuần của mô hình là 30.000 ngàn đồng, cao hơn so với lúa nếp Thầu Dầu ngoài mô hình là 8.530 ngàn đồng.

2.2.4. Đối với chăn nuôi gà Phú Bình

- Doanh thu: đối với mô hình chăn nuôi gà đồi hướng hữu cơ; trọng lượng trung bình là 1,710kg/con (30 con gà là 51,3kg), giá 135 ngàn đồng/kg; doanh thu là 6.926 ngàn đồng (cao hơn doanh thu cho 30 con gà đồi nuôi tại mô hình đối chứng 1.166 ngàn đồng).

- Chi phí: chi con giống, thức ăn, chi phí điện nước, chi phí hao hụt, thú y và chi công lao động đối với 30 con gà nuôi hướng hữu cơ là 4.240 ngàn đồng (cao hơn só với chi phí nuôi 30 con gà mô hình đối chứng là 495 ngàn đồng).

- Lợi nhuận của 30 con gà đồi Phú Bình nuôi hướng hữu cơ là 2.686 ngàn đồng (gấp 1,3 lần so với lợi nhuận của 30 con gà đồi Phú Bình nuôi tại mô hình đối chứng).