
- Nghiên cứu quy trình công nghệ điều chế Disprozi kim loại từ oxit đất hiếm bằng phương pháp nhiệt kim
- Nghiên cứu kết quả triển khai các nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2010-2020 tại tỉnh Nam Định
- Ảnh hưởng của quy luật phân bố hạt nano oxit bán dẫn và ion bán dẫn trong mạng tinh thể siêu dẫn lên các tính chất tới hạn của hệ siêu dẫn nhiệt độ cao Bi-Pb-Sr-Ca-Cu-O
- Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm xá thú y tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh
- Xây dựng hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh cấp giống gốc trong nhà khí canh
- Ứng dụng CNTT trong công tác giảng dậy và học tập tại trường THPT Lương Thế Vinh
- Nghiên cứu công nghệ tổng hợp một số tá dược bao phim trên cơ sở polyme tổng hợp
- Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi sau xử lý biogas trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Bánh nhãn Hải Hậu cho sản phẩm bánh nhãn của huyện Hải Hậu
- Nghiên cứu cấu trúc và đặc tính lý hóa của mạng gel ứng dụng trong bào chế kem bôi ngoài da



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
CTDT/16-20
2021-45-1122/KQNC
Những giải pháp cơ bản cấp bách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số nước ta
Học viện Chính trị khu vực I
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quốc gia
TS. Đậu Tuấn Nam
TS. Trương Bảo Thanh; TS. Lâm Minh Châu; TS. Phí Hùng Cường; ThS. Nguyễn Quốc Đoàn; ThS. Trần Minh Đức; TS. Vũ Trường Giang; TS. Nguyễn Thị Hà; PGS.TS. Nguyễn Văn Minh; TS. Vũ Hải Vân; CN. Vũ Thị u; ThS. Mai Bích Huệ; TS. Giang Thị Huyền; ThS. Nguyễn Văn Tặng; ThS. Nguyễn Thị Thêu
Khoa học chính trị
01/04/2018
01/10/2020
09/12/2020
2021-45-1122/KQNC
14/06/2021
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo cho các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về Nhân học/Dân tộc học, khoa học chính trị, khoa học quản lý khoa học An ninh, chính sách công…; đồng thời góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu quốc gia nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề dân tộc và công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số.
- Tọa đàm, trao đổi, hội thảo giữa các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động thực tiễn thông qua đó để chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài. Hoạt động này được thể hiện ngay trong các khâu phối hợp, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức và các cá nhân trong triển khai thực hiện đề tài.
- Kiến nghị trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền về trách nhiệm hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề dân tộc và công tác dân tộc như: ủy ban dân tộc, Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Ban Dân vận Trung ương; Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân các cấp vùng dân tộc thiểu số; và các bộ ngành có liên quan (01 bản kiến nghị). - Liên kết giữa cơ quan chủ trì thực hiện đề tài với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, các tạp chí chuyên ngành và đã xã hội hoá các sản phẩm nghiên cứu của đề tài (01 cuốn sách, 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, 02 bài đăng trên tạp chí trong nước được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao cho ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Ban Dân vận Trung ương; các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và các bộ, ban ngành có liên quan.
* Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại lợi ích to lớn trên cả phương diện lý luận và ứng dụng thực tiễn vùng dân tộc thiểu số, cụ thể như sau:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện định hướng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào việc làm thay đổi nhận thức và hành động nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ trong hệ thống chính trị về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nhằm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Về phương diện học thuật đề tài đóng góp vào sự phát triển chung của nhiều bộ môn khoa học: Dân tộc học, khoa học chính trị, khoa học An ninh, chính sách công và các ngành
khoa học có giá trị ủng dụng cao như là kỹ năng ra quyết định chính trị, phương pháp xử lý điểm nóng chính trị - xã hội, kỹ năng lập kế hoạch và phân tích chính sách...
- Về ứng dụng, phục vụ thực tiễn, đề tài cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, đề xuất các mô hình quản lý, truyền thông, vận dộng... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số.
* Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.
- Thông qua các hoạt động triển khai nghiên cứu và hội thảo khoa học năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia đề tài sẽ được nâng cao về chuyên môn, đặc biệt là về năng lực phân tích thực tiễn, cách tiếp cận liên ngành, kỹ năng và phương pháp phối hợp tổ chức triển khai nghiên cứu có tính liên ngành cao.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo cho các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về Nhân học/Dân tộc học, khoa học chính trị, khoa học quản lý, khoa học An ninh, chính sách công...; đồng thời cũng góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu quốc gia nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề dân tộc và công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu sổ.
- Trong quá trình triển khai, đề tài đã tham gia đào tạo 2 thạc sĩ, hỗ trợ 1 nghiên cứu sinh.
Học viên cao học và nghiên cứu sinh sẽ được trực tiếp nghiên cứu các vấn đề liên quan các chuyên ngành: Dân tộc học/Nhân học, Chính trị học, Chính sách công...
Hệ thống chính trị; Công tác dân tộc; Dân tộc thiểu số; Hiệu quả; Chất lượng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
Kết quả nghiên cứu của đề tài được áp dụng trong đào tạo 02 thạc sĩ với luận văn (có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài) tại Học viện Khoa học xã hội và Đại học KHXH&NV; hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh với 03 chuyên đề Tiến sĩ (có Liên quan đến nội dung nghiên cứu) làm đề tài tại trường Đại học KHXH&NV.