Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐLXH.02/20

2022-52-0770/NS-KQNC

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại

Trường Đại học Thương Mại

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

GS. TS. Đinh Văn Sơn

PGS.TS. Doãn Kế Bôn, PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy, PGS.TS. Phạm Thị Tuệ, PGS.TS. Phan Thế Công, PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn, TS. Trần Thị Hoàng Hà, TS. Lê Thị Việt Nga, PGS.TS. Phạm Thị Hồng Yến, TS. Lương Minh Huân

Kinh doanh và quản lý

07/2022

07/2022

27/06/2022

2022-52-0770/NS-KQNC

21/07/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài đã đề xuất hệ thống những giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, có ý nghĩa thực tế cao cho doanh nghiệp, hiệp hội, chính phủ, các cơ quan Bộ và UBND các tỉnh để phát triển bền vững xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam dưới tác động của BHTM giai đoạn 2021 - 2030. Đề tài đã cung cấp nhiều thông tin có ý nghĩa quan trọng về bối cảnh bảo hộ thương mại, những tác động của bảo hộ thương mại bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đối với phát triển bền vững xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm qua và những dự báo về bảo thương mại ở một số thị trường chính trong những năm tới để giúp các các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, hiệp hội,… có thể tham khảo và chủ động có những biện pháp ứng phó phù hợp. Đề tài có ý nghĩa góp phần khẳng định và bổ sung các giải pháp đối với bên liên quan để thực hiện phát triển bền vững xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Cụ thể: - Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đặc biệt các yêu cầu mang tính bảo hộ; - Truyền thông và đào tạo kịp thời nội dung các Thỏa thuận thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ ký kết để giúp các doanh nghiệp chủ động tận dung các cơ hội từ các Hiệp định và đẩy mạnh xuất khẩu. - Hỗ trợ các hộ nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng hàng nông sản xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về các biện pháp TBT, SPS; - Hỗ trợ các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chuyên gia để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản; - Khuyến khích và hỗ trợ các bên liên quan tích cực tham gia các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; - Góp phần khẳng định và bổ sung các giải pháp để thực hiện phát triển bền vững xuất khẩu một số sản phẩm nông sản thuộc thế mạnh của địa phương - Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, logistics, các hợp tác xã,… tăng cường hợp tác, kết nối tạo thành chuỗi cung ứng nông sản bền vững; - Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại ở các thị trường nước ngoài, tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín; - Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. - Tiếp tục thường xuyên cập nhật những thông tin, diễn biến từ thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng các chiến lược, kế hoạch xuất khẩu và thực hiện biện pháp ứng phó sao cho phù hợp những quy định, diễn biến của thị trường;
21000
Hiệu quả kinh tế: - Đề tài đưa ra các kiến nghị giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định các chính sách và có các biện pháp quản lý phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững xuất khẩu hàng nông sản trong bối cảnh bảo hộ thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu. - Đề tài cũng đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng nông sản xuất khẩu nhận dạng được các biện pháp bảo hộ thương mại của các thị trường xuất khẩu, đưa ra các biện pháp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản. Tác động xã hội: Đề tài luận giải rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển bền vững xuất khẩu nông sản trong bối cảnh gia tăng bảo hộ thương mại; Đánh giá tác động của bảo hộ thương mại đến phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam và kiến nghị, giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030. Những nội dung này góp phần quan trọng vào nghiên cứu và ứng dụng lý luận về phát triển bền vững xuất khẩu vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; Là tài liệu tham khảo có giá trị để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và phát triển bền vững xuất khẩu nông sản nói riêng. Tác động môi trường: Góp phần phát triển bền vững xuất khẩu một số sản phẩm nông sản thuộc thế mạnh của địa phương Địa chỉ ứng dụng: 1. Ban kinh tế Trung ương 2. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 4. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương 5. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 6. Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La 8. Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp 9. Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai 10. Sở Công Thương tỉnh Cần Thơ 11. Sở Công Thương tỉnh Gia lai 12. Sở Công Thương tỉnh Kontum Từ ngày 17/02/2022 đến ngày 17/02/2030

Nông sản; Xuất khẩu; Bảo hộ thương mại; Phát triển bền vững

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Tham gia đào tạo 02 NCS và 05 Thạc sỹ.