Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KQ037332

2021-24-618/KQNC

Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2017-2020

Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu

Bộ Công Thương

Bộ

ThS. Thái Nguyễn Quỳnh Thư

TS. Lê Công Nông, KS. Nguyễn Đăng Phú, KS. Nguyễn Thị Thủy, ThS. Nguyễn Thị Mai Phương, KS. Lưu Quốc Thắng, KS. Ngô Thị Thanh Trúc, KS. Phạm Mạnh Đoàn, KS. Phạm Phú Thịnh, KS. Nguyễn Anh Thương, KS. Nguyễn Đoàn Hữu Trí, KS. Lê Thị Như Hải, Phạm Thị Trúc Thanh, Trần Minh Hiếu, Đoàn Văn Hóa, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Em, Nguyễn Hữu Thạch, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Văn Gương, Phan Tấn Nguyên, Dương Duy Quân, Lại Văn Sấm, Nguyễn Thị Mỹ Linh, CN. Lê Phương Dung, CN. Trương Hữu Đức, ThS. Huỳnh Đình Thạch, CN. Lê Thị Hoa, CN. Trương Thị Kim Liên, CN. Nguyễn Kim Ngôn, KS. Phạm Thị Lan, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng

Cây công nghiệp và cây thuốc

01/2018

12/2020

18/01/2021

2021-24-618/KQNC

05/04/2021

Chăm sóc và duy trì 37ha vườn dừa giống gốc tại Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến Tre và Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng, Tây Ninh, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suât trung bình đạt >80 quả/cây/năm; góp phần đáp ứng nhu cầu quả giống phục vụ sản xuất cây giống dừa chất lượng tốt. Ban hành quy trình nuôi cấy phôi dừa Sáp cải tiến, tỷ lệ thành công của quy trình đạt 60,6% (tăng 6,7% so với quy trình trước đây), góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cây giống ngày càng cao của các địa phương. Sản xuất và cung ứng cho thị trường 318.642 cây dừa giống, trong đó 48.850 cây giống dừa cao (Ta, Dâu), 262.569 câỵ giống dừa lùn (Xiêm, Ẻo, Dứa); 6.268 cây giống dừa lai JVA1 và 955 cây dừa Sáp nuôi cấy phôi, đáp ứng được nhu cầu cây giống để trồng mới gần 2.000ha. Mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống dừa bố phục vụ công tác lai tạo giống tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng, Tây Ninh đã thu được 1.700g phân Cao Hijo để sản xuất giống lai JVA1. Mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống dừa Ta chịu mặn thích ứng vùng xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long, đã tuyển chọn được giống dừa Ta chịu mặn trồng tại Bến Tre, sau 5 năm trồng có 100% số cây ra hoa và đậu quả, năng suất năm thứ nhất đạt trung bình 22,5 quả/cây/năm. Mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống dừa Dứa phù hợp vùng biển đảo Việt Nam, tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cho thấy: công thức phân bón: 300 kg Urê, 575kg Lân nung chảy Ninh Bình, 383kg KC1, 2000kg phân hữu cơ Điền Trang/ha, đạt năng suất 115,5 quả/cây/năm và công thức: 200kg Urê, 381kg Lân nung chảy Ninh Bình, 255kg KC1, 2400kg phân hữu cơ Điền Trang/ha đạt năng suất 104,5 quả/cây/năm; tăng gấp 1,5-1,6 lần so với chủ yếu bón phân vô cơ.
18878
Đầu tư cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và tổ chức sản xuất giống dừa tốt phục vụ có hiệu quả nhu cầu của sản xuất. Bổ sung các giống dừa được công nhận và giống tiến bộ kỹ thuật đồng thời nhân nhanh với số lượng lớn giống năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Góp phần nâng cao năng suất và tính ổn định của vườn dừa trồng mới, từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dầu thực vật và công nghiệp chế biến trái dừa trong nước, nâng cao thu nhập cho cộng đồng trồng dừa, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững. Kế thừa và phát triển các giống dừa đã thu được từ những kết quả nghiên cứu của Dự án các giai đoạn trước (2001-2015) vào sản xuất để góp phần mở rộng và cải tạo vườn dừa lão. Thiết lập mới các vườn dừa giống gốc, vườn nhân giống trên một số điều kiện của các vùng sinh thái khác nhau, từ đó tìm ra giống dừa năng suất cao, biện pháp canh tác thích hợp cho từng vùng. Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về nhân và sản xuất giống dừa, đủ khả năng chuyên môn và quản lý việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào nghiên cứu chọn tạo giống dừa năng suất cao, chất lượng tốt.

Dừa; Cây giống gốc; Trồng trọt; Dừa Sáp; Trồng trọt

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không