- Nghiên cứu chế tạo vật liệu màng sợi nano chitosan/polyethylen oxit ứng dụng làm màng lọc hấp phụ ion kim loại nặng
- Cộng đồng Islam giáo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng xu hướng biến đổi và gợi ý chính sách
- Phân tích trình tự nucleotide và đặc điểm phân tử hệ gen virus Parvo (Porcine Parvovirus – PPV) gây rối loạn sinh sản trên lợn phân lập tại Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán đồng thời các tác nhân virus gây bệnh trên lợn
- Lồng ghép yếu tố bảo vệ môi trường trong thi đua khen thưởng nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển các khu công nghiệp sinh thái
- Điều tra tổng thể biến động nguồn lợi hải sản Việt Nam từ năm 2016-2020
- Tác động của Hội nhập tài chính quốc tế đến kinh tế vĩ mô - Bài học cho Việt Nam và các hàm ý chính sách
- Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm muối thảo dược ngâm chân của muối sản xuất tại Cần Giờ
- Phát triển các mô hình cộng tác dựa trên ontology cho chú thích ngữ nghĩa và khuyến nghị video sử dụng mạng xã hội dựa trên sự đồng thuận
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm Hib cộng hợp ở quy mô công nghiệp thuộc dự án Nghiên cứu phát triển vắc xin Hib cộng hợp đủ điều kiện làm thành phần trong vắc xin phối hợp
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình robot hai bánh tự cân bằng ứng dụng trong kỹ thuật
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
502.01- 2016.18
2022-54-1150/NS-KQNC
Tác động của hiện tưởng xói lở bờ biển Việt Nam: Mô hình lý thuyết và phương pháp thực nghiệm
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng
TS. Trần Thăng Long, TS. Trần Quang Văn, TS. Nguyễn Viết Thành, GS.TS. Cécile Aubert, GS.TS. Arnaud Reynaud, GS.TS. Michel Simioni, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, CN. Bùi Đăng Long, CN. Đỗ Thị Thu Thủy, CN. Đặng Huỳnh Mai Anh, CN. Nguyễn Ái Nương, CN. Nguyễn Tuấn
Khí hậu học
01/07/2017
01/12/2019
14/04/2022
2022-54-1150/NS-KQNC
15/11/2022
Định giá chương trình chống xói mòn bờ biển: Đề tài ước lượng khả năng sẵn sàng chi trả các chương trình chống xói mòn bờ biển của người dân và khách du lịch tại Hội An- thành phố du lịch bị tác động nghiêm trọng bởi xói mòn. Đề tài so sánh sở thích của khách du lịch và người dân đối với các chương trình quản lý xói mòn bờ biển tại Hội An và phân tích sự khác biệt của hai nhóm về định giá các đặc điểm của chương trình chống xói mòn, xem xét sự khác nhau trong sở thích và định giá của các tầng lớp khách du lịch và người dân khác nhau được phân loại theo đặc điểm kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, đề tài tìm hiểu liệu người dân có ưa thích các chương trình chống xói mòn bờ biển khác nhau đổi với các bãi biển khác nhau không và lý do của sự khác nhau này là gì, có phải việc cân nhắc các chương trình chống xói mòn ưa thích bị ảnh hưởng bởi kích thước của bãi biển và tốc độ xói mòn thực tế, hay bởi quan điểm và kiến thức của họ về mức độ nghiêm trọng của xói mòn. Đề tài thiết kế và sử dụng khảo sát lựa chọn thử nghiệm với các phạm vi địa lý khác nhau: bốn khảo sát với các chương trình quản lý xói mòn giống nhau ở bốn đoạn bãi biển khác nhau về chiều dài bãi biển và tốc độ xói mòn. Từ kết quả kiểm định, đề tài đề xuất những chính sách chống xói mòn bờ biển phù hợp với sở thích của người dân và khách du lịch. Sự nhạy cảm đối với phạm vi hàm ý rằng nhà xây dựng chính sách nên triển khai các chương trình chống xói mòn khác nhau đối với các phần biển khác nhau. Kết quả chỉ ra mặc dù xói mòn là một vấn đề nghiêm trọng ở Hội An với tốc độ xói mòn khoảng 12 mét mỗi năm, sự yêu thích chương trình chống xói mòn của người dân là không nhạy cảm với tốc độ xói mòn thực tế nhưng quan điểm của họ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đóng vai trò trong sở thích đối với chương trình xói mòn bờ biển. Điều này hàm ý rằng truyền thông về xói mòn bờ biển thông qua các kênh khác nhau có thể góp phần thay đổi phúc lợi của các hộ gia đình đối với chính sách bảo vệ bờ biển. Bảo hiểm lũ lụt: Đề tài tính toán mức độ sẵn sàng chi trả (WTP) của các hộ gia đình cho các chương trình bảo hiểm lũ lụt khác nhau và xác định mối quan hệ giữa WTP và các thuộc tính khác nhau của các chương trình bảo hiểm (loại rủi ro, mức bảo hiểm, nhà cung cấp bảo hiểm, phương tiện thanh toán, phí bảo hiểm). Kết quả chỉ ra rằng các hộ gia đình Việt Nam ưu tiên lựa chọn cho phương án hiện trạng là không cần bảo hiểm lũ lụt. Tuy nhiên, kết quả ước lượng WTP có ý nghĩa thống kê trên một số chính sách bảo hiểm lũ lụt, đặc biệt là thiên tai gắn với sức khỏe trong chính sách bảo hiểm chi phí y tế. Kết quả cũng chỉ ra, niềm tin không tốt của các hộ gia đình vào các tổ chức cung cấp chính sách bảo hiểm lũ lụt dẫn đến một tỷ lệ khá cao lựa chọn không mua bảo hiểm như tình trạng hiện tại. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt lớn (không đồng nhất) giữa các hộ đối với chính sách bảo hiểm lũ lụt thông qua các đặc tính khác nhau về kinh nghiệm trước đây về lũ lụt, sự ưa thích rủi ro cá nhân và nhận thức về rủi ro lũ lụt. Đề tài đề xuất đối với cơ chế bảo hiểm lũ lụt ở Việt Nam, cần có sự thiết kế đa dạng, không đơn điệu cho nhiều nhóm có đặc trưng khác nhau. Kinh nghiệm lũ lụt và mức độ ưa thích rủi ro: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam để xem xét thái độ và nhận thức đối với rủi ro của các hộ gia đình đã trải qua thảm họa thiên tai như thế nào. Sử dụng dữ liệu từ thực nghiệm và khảo sát hộ gia đình, đề tài chỉ ra rằng các hộ gia đình ở các làng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong những năm gần đây thể hiện sự lo ngại rủi ro nhiều hơn, so với các cá nhân sống trong các làng tương tự nhưng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đúng với nhóm có sở thích trên miền thiệt hại (loss domain), không đúng với miền có lợi (gain domain), tham số về hai miền được xác định qua thử nghiệm trò chơi xổ số trả bằng tiền thật. Sự khác lệch này có liên quan đến viện trợ nhận được và tổ chức tham gia viện trợ, nhưng không liên quan đến kinh nghiệm lũ lụt. Tăng trưởng bền vững nền kinh tế biển: Đề tài đánh giá định lượng sự phát triển bền vững và tiềm năng tăng trưởng xanh của ngành khai thác đánh bắt cá ở Việt Nam trong điều kiện có những ngoại ứng thiên tai như xói mòn và lũ lụt. Đây là một phần nghiên cứu của đề tài về hậu quả của thiên tai liên quan đến xói mòn biển và ảnh hưởng của chúng lên đời sống kinh tế xã hội. Từ những kết quả phân tích, đề tài đề xuất chính sách tăng trưởng xanh cho ngành thủy sản bao gồm trợ cấp công cộng cho các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và giảm rác thải.
Đề tài thực hiện các khảo sát kinh tế thực nghiệm cho khu vực biển Hội An, nhằm cung cấp số liệu và công cụ phân tích và đánh giá. Dựa trên các kết quả này, chính quyền địa phương có thể so sánh và ưu tiên biện pháp giảm thiểu và khắc phục xói mòn bờ biển hiệu quả nhất cho khu vực. Phương pháp lựa chọn và thử nghiệm rời rạc (DCE) được sử dụng để ước tính hiệu quả kinh tế của các biện pháp khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro xói mòn ở biển Hội An . Theo hiểu biết của đề tài, phương pháp này chưa từng được sử dụng trước đây cho Việt Nam trong đánh giá tác động của xói mòn bờ biển ở những vùng du lịch trọng điểm. Dự án định lượng giá trị kinh tế các chính sách về phòng ngừa rủi ro thiên tai như xói mòn, lũ lụt thông qua ước lượng sẵn sàng chi trả (WTP) bằng phương pháp DCE trong đó WTP được xác định từ các tham số ước lượng qua các mô hình logit hiện đại như logit đa chiều hỗn hợp (MIXL), logit đa lựa chọn tổng quát (GMNL) và phù hợp với tính đa dạng của mẫu. Dự án phát triển từ khung lý thuyết các giá trị tham chiếu mới cho tăng trưởng bền vững của ngành kinh tế biển trong bối cảnh tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, dựa vào các mô hình tất định và ngẫu nhiên kinh tế sinh thái động. Từ đó, tạo cơ sở và mô hình ước tính cho phần thực nghiệm với số liệu sẵn có.
Xói lở; Lũ lụt; Bờ biển; Mô hình lý thuyết; Thực nghiệm; Yếu tố tác động
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 5
Không
Đào tạo thành công 1 nghiên cứu sinh và 1 học viên cao học