- Nghiên cứu bào chế viên nang chứa hệ nano tự nhũ hóa rosuvastatin
- Nghiên cứu tuyển chọn và kỹ thuật canh tác một số giống hoa lay ơn mới tại Hà Nội
- Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ tại một số địa phương tỉnh Bạc Liêu năm 2013
- Nghiên cứu đánh giá khả năng khởi nghiệp thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Triển khai một số giải pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm tại bếp ăn tập thể doanh nghiệp các khu công nghiệp tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất phụ gia thực phẩm clorophyl (INS 140) clorophyl phức đồng (INS 141) và propylene glycol alginate (INS 405) từ nguyên liệu thiên nhiên
- Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy
- Nghiên cứu làm chủ và triển khai thử nghiệm mô hình điện toán đám mây Private Cloud sử dụng giải pháp nguồn mở
- Ứng dụng giống mới xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp xây dựng mô hình thâm canh để phát triển vùng nguyên liệu đậu phông ở Bình Thuận
- Nghiên cứu nguồn giống cá vùng cửa sông Thu bồn và lân cận vùng ven biển Quảng Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-02-773
Tạo giống ngô biến đổi gen kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ
Viện di truyền nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020
TS. Phạm Thị Lý Thu
ThS. Phạm Thị Hương, TS. Nguyễn Văn Đồng, TS. Lê Huy Hàm, Lê Thị Lan, KS. Lê Thị Thu Về, Lê Thanh Nga, TS. Lê Văn Sơn, TS. Nguyễn Thị Thu Anh, TS. Lê Thị Tuyết Nhung
Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;
01/2011
06/2015
24/08/2015
2015-02-773
03/11/2015
378
a. Đã phân tích, đánh giá tính ổn định của gen kháng sâu crylA(c) trong 14 dòng ngô chuyển gen nguồn VH1, 6 dòng nguồn VH106, 6 dòng nguồn HR9 và 1 dòng nguồn CH9 từ thế hệ T2 đến T4. Đã lựa chọn được 01 dòng ngô CH9.13.159.1.6.29 đồng họp tử về gen chuyển cryl A(c) và biểu hiện khả năng kháng sâu đục thân trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo là 80%.
b. Đã thiết kế vector biểu hiện mang gen kháng thuốc trừ cỏ CP4EPSPS và chuyển thành công vào các dòng ngô chọn lọc VH1, CM8, CH9. Đã thu nhận được 2 dòng ngô CH9.80E và CH9.35E mang gen CP4EPSPS, có khả năng kháng thuốc trừ cỏ glyphosate trong điều kiện thử nghiệm ỏ- nhà lưới cách ly.
c. Áp dụng phương pháp lai trở lại đã chọn tạo được 01 tổ họp ngô lai VH1S giữa dòng ngô chọn lọc VH1 và dòng ngô CH9.13 chuyển gen kháng sâu. Tổ họp lai VH1S mang gen kháng sâu cryl A(c) và có đặc tính nông sinh học tốt.
d. Đã chọn tạo được 01 tổ họp ngô lai VH1C giữa dòng ngô chọn lọc VH1 và dòng ngô CH9.80E chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ. Tổ họp lai VH1C mang gen kháng thuốc trừ cỏ EPSPS và có đặc tính nông sinh học tốt.
e. Đã chọn tạo được 01 tổ hợp ngô lai VH1 SC.2 mang gen kháng sâu cry 1 A(c) và kháng thuốc trừ cỏ glyphosate, có đặc tính nông sinh học tốt.
f. Bước đầu đã đánh gía được tác động của cây ngô chuyển gen kháng sâu crylA(c) đối vói môi trường trong điều kiện nhà lưới cách ly vật lý tại Văn Giang (Hưng Yên). Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về tổng số cá thể và số loài chân khớp bắt gặp trong các kỳ điều tra, về mức độ nhiễm 5 bệnh hại ngô chính, về thành phần loài, phân bố và giá trị các chỉ số định lượng của bọ đuôi bật Collembola giữa dòng ngô CH9.13 chuyển gen kháng sâu và dòng ngô nền CH9 không chuyển gen.
Hiệu quả kinh tế:
- Các dòng ngô chuyển gen được tạo ra sẽ là nguồn vật liệu các dòng ngô bố/mẹ phục vụ công tác chọn tạo giống ngô vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh và chịu thuốc trừ cỏ, thích ứng vói các điều kiện bất thuận, phù họp với điều kiện canh tác ỏ’ Việt Nam
Hiệu quả về khoa học công nghệ:
- Nghiên cứu của đề tài đã góp phần tăng cường năng lực chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ gen, mở ra khả năng mói trong việc ứng dụng công nghệ gen trong chọn tạo các giống cây trồng mói ở Việt Nam.
- Trình độ công nghệ về chuyển gen vào thực vật, phân tích đánh giá cây chuyển gen. - Các kết quả nghiên cứu đạt được vùa mang tính khoa học, lý luận và vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng CNSH trong công tác chọn tạo các giống ngô vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng vói các điều kiện bất thuận và đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh học.
Tạo giống; Ngô; Biến đổi gen; Kháng sâu; Kháng thuốc trừ cỏ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 0
không
3 thạc sỹ.