liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

06/GCNKHCN

Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Thanh Sơn cho sản phẩm quả chuối phấn vàng của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau hoa quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

Triệu Tiến Dũng

Khoa học nông nghiệp

04/2016

10/2018

01/04/2022

06/GCNKHCN

01/04/2022

Trung tâm ứng dụng và Thông tin KHCN

Việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “chuối Phấn vàng Thanh Sơn” cho sản phẩm quả chuối Phấn vàng của huyện Thanh Sơn góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng xuất khẩu. Từ đó làm tăng giá trị và uy tín của sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng dự án; Trên cơ sở kết quả bước đầu đã đạt được, Sở NN&PTNNT tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp... về vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sản xuất và thương mại sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hỗ trợ tạo lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm hàng hóa truyền thống, đặc thù có lợi thế của tỉnh như chè, thủy sản, cây ăn quả có múi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế và thu nhập cho người dân, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh Nâng cao được hệ thống quản lý, sử dụng, các mô hình, quy trình, quy chế nhãn hiệu chứng nhận chuối Phấn vàng. Các quy trình sử dụng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận sẽ được phổ biến rộng rãi đến người trồng, canh tác, kinh doanh, người tiêu dùng các sản phẩm chuối Phấn vàng. Mở rộng diện tích chuối phấn vàng áp dụng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối theo hướng VIETGAP, Quy trình trồng chuối nuôi cấy mô.
Việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “chuối Phấn vàng Thanh Sơn” cho sản phẩm quả chuối Phấn vàng của huyện Thanh Sơn góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng xuất khẩu. Từ đó làm tăng giá trị và uy tín của sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng dự án; Việc quảng bá và khuyếch trương nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm mang NHCN trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ và trên một số ấn phẩm sẽ góp phần đưa sản phẩm chuối Phấn vàng này đến được với nhiều người tiêu dùng, các công ty xây dựng. Nhận thức của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp và khách hàng về giá trị của Nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm chuối Phấn vàng tăng lên, góp phần nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền của người sản xuất, người tiêu dùng đối với sản phẩm; giảm thiệt hại đáng kể về vật chất do thiệt hại từ việc sử dụng sản phẩm không đúng chất lượng đã được chứng nhận. Mặt khác, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Ngoài ra, hệ thống quản lý, sử dụng, các mô hình, quy trình, quy chế nhãn hiệu chứng nhận chuối Phấn vàng còn là kinh nghiệm để các địa phương khác áp dụng cho quá trình xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm tương tự.

Chuối phấn vàng

Ứng dụng

Dự án KH&CN

- Giấy chứng nhận bảo hộ NHCN “Thanh Sơn” cho sản phẩm quả chuối phấn vàng của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch. - Bản đồ vùng nhãn hiệu chứng nhận (chi tiết vùng sản xuất chuối phấn vàng). - Hệ thống phương tiện, văn bản quản lý và phát triển NHCN: Quy chế quản lý và sử dụng NHCN; Quy trình cấp quyền sử dụng NHCN; Quy chế sử dụng NHCN trên sản phẩm; Quy trình kỹ thuật nhân giống, canh tác giống chuối phấn vàng; Mẫu nhãn hiệu, tem dán, bao bì đựng sản phẩm.

Nhãn hiệu chứng nhận “Chuối phấn vàng Thanh Sơn” khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Đây là cơ hội thuận lợi, phát huy lợi thế cạnh tranh để làm tăng giá trị kinh tế cho người dân địa phương. Nhãn hiệu chứng nhận là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được thế giới rất quan tâm phát triển. Nhưng ở Việt Nam Nhãn hiệu chứng nhận mới được quan tâm xây dựng và phát triển trong những năm trở lại đây. Riêng đối với Nhãn hiệu chứng nhận “Chuối phấn vàng Thanh Sơn” mới được cấp giấy Chứng nhận đăng ký NHCN ngày 19 tháng 03 năm 2018, vì vậy chưa thể đánh giá hết được hiệu quả kinh tế của nhãn hiệu tại thời điểm kết thúc dự án. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy giá trị của sản phẩm đã tăng và sản phẩm đã được nhiều người biết đến. Việc trồng theo quy trình khoa học nhưng không có bảo hộ thì hiệu quả kinh tế chỉ đạt lãi dòng là 65,7 triệu đồng, chỉ cao hơn 38,7 triệu đồng so với việc trồng theo quy trình chăm sóc truyền thống, Nhưng khi được bảo hộ và tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, thì chỉ cần bỏ ra một chi phí nhỏ cho việc gắn tem nhãn, đóng gói và quảng bá sản phẩm sẽ giúp tăng lãi dòng cho người trồng chuối từ 27,63 triệu lên 159,528 triệu đồng trên một ha.