Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

05/GCN-TTKHCN

Ứng dụng kết quả nghiên cứu sản xuất nước uống từ trái cây tươi của trường Đại học Cần Thơ

Trường Đại Học Cần Thơ

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở

PGS.TS. Nguyễn Phú Son

PGS.TS. Phan Thị Thanh Quế; TS. Lê Văn Dễ; ThS. Lê Bửu Minh Quân; KS. Lê Duy Nghĩa; ThS. Trần Trọng Khôi; CN. Đặng Thị Huyền Trinh; ThS. Nguyễn Thanh Phong; KS. Phạm Từ Phương Trinh; CN. Huỳnh Văn Bỉnh

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12/2019

05/2022

12/07/2022

05/GCN-TTKHCN

15/08/2022

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ

Việc sản xuất nước uống từ trái cây tươi theo quy trình công nghệ trường Đại học Cần Thơ sẽ bao gồm 02 giai đoạn với 04 nội dung thực hiện chính như sau: Giai đoạn 1: Nội dung 1: Ứng dụng kết quả nghiên cứu để sản xuất 3 loại nước ép: Thanh long ruột đỏ, mãng cầu xiêm và xoài quy mô phòng thí nghiệm. Dựa vào quy trình đã được nghiên cứu với quy mô phòng thí nghiệm bởi trường ĐHCT, dự án sẽ tiến hành sản xuất trong phòng thí nghiệm, mang những sản phẩm được sản xuất từ quy mô này để giới thiệu đến người tiêu dùng tại Cần Thơ, nhằm lấy ý kiến đóng góp của người tiêu dùng và những người buôn bán sỉ, lẻ trên thị trường về các đặc điểm của sản phẩm, nhằm mục đích thực hiện bước kế tiếp trong dự án nghiên cứu. Nội dung 2: Phân tích hiệu quả tài chính của 3 loại sản phẩm nước ép trái cây trên Dựa vào kết quả sản xuất trong PTN của các sản phẩm để dự toán và phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính của sản phẩm như: Doanh thu/Chi phí, Lợi nhuận/Doanh thu, Lợi nhuận/Chi phí, Hệ số hoàn vốn nội bộ - IRR, Giá trị hiện tại thuần – NPV. Nội dung 3: Tổ chức các hội thảo giới thiệu sản phẩm nước uống từ trái Thanh long ruột đỏ, mãng cầu xiêm và xoài Sử dụng các sản phẩm sản xuất để giới thiệu cho người tiêu dùng thông qua các hội thảo để lấy ý kiến phản hồi về các đặc điểm của sản phẩm (chất lượng, giá cả, phân phối sản phẩm và hình thức chiêu thị) và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm trên. Từ đó, điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời điều chỉnh và bổ sung các đặc điểm thêm vào của sản phẩm (hình thức phân phối, hình thức thanh toán, bảo hành v.v...) để hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn 2: Nội dung 4: Thực hiện đầu tư thiết bị sản xuất và thương mại hóa sản phẩm. Sau khi có được các báo cáo từ các nội dung trước, dự án sẽ tiến hành đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng để sản xuất đại trà. Quy mô đầu tư sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường và tham khảo năng lực vốn của các nhà đầu tư tiềm năng. Cụ thể như sau: - Liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để thiết kế hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất nước ép và đặt hàng đối với nhà cung cấp hệ thống sản xuất - Lắp đặt và chạy thử hệ thống - Sản xuất sản phẩm Thương mại hóa sản phẩm Để tiến hành bước này, nhóm tư vấn sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm. Tại đó chỉ ra thị trường mục tiêu cho từng sản phẩm, giá cả sản phẩm, địa điểm và hình thức phân phối và các hình thức chiêu thị sẽ được áp dụng trong quá trình thương mại hóa. Với hoạt động cụ thể như sau: - Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm - Triển khai các hoạt động thương mại hóa - Theo dõi và đánh giá hiệu quả phân phối
CTO-2022-05
*Hiệu quả về kinh tế Tạo điều kiện phát triển kinh tế quận Ninh Kiều trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tăng thu nhập từ việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Giúp đánh giá được phản ứng của thị trường (đặc biệt là các đối tượng sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức) đối với các sản phẩm của dự án nói chung hay các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm sạch. *Hiệu quả về xã hội Dự án sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động, đặc biệt cho sinh viên thuộc ngành công nghệ thực phẩm. Thông qua kết quả đạt được của dự án sẽ tạo cơ hội cho sinh viên hoặc thanh niên đang sinh sống tại quận Ninh Kiều khởi nghiệp khi tiếp nhận dự án này Phòng Kinh tế của quận Ninh Kiều. Ngoài ra, do tận dụng được lượng thanh long không đạt chuẩn về trọng lượng/kích cỡ để xuất khẩu và hoặc để bán ăn tươi vào các siêu thị, cửa hàng, vựa, đại lý, người trồng có điều kiện để gia tăng thu nhập, và do vậy sẽ nâng cao được sinh kế. Qua đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thông qua việc có thể tận dụng các nguồn nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn cho việc sử dụng dưới dạng tươi. Bước đầu giải quyết bài toán về tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản ở mức độ nhỏ và có thể nhân rộng trong tương lai. Thêm vào đó, việc tạo ra sản phẩm nước ép từ quả tươi sẽ góp phần cung cấp thêm cho xã hội sản phẩm mới bổ dưỡng, sạch ngon, đáp ứng xu hướng tiêu dùng theo hướng an toàn hiện nay và cả trong tương lai.

Nước uống; Trái cây tươi; Thanh long ruột đỏ; Mãng cầu xiêm; Xoài

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Tạo ra 03 sản phẩm nước ép: nước ép xoài, nước ép mãng cầu và nước ép thanh long

Giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tăng thu nhập từ việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Giúp đánh giá được phản ứng của thị trường (đặc biệt là các đối tượng sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức) đối với các sản phẩm của dự án nói chung hay các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm sạch.