- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng giá trị của các dấu ấn sinh học (biomarkers) trong tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue
- Tìm kiếm các chất có hoạt tính chống ung thư từ một số loài thuộc chi Bứa (Garcinia) và chi Thị (Diospyros) của Việt Nam định hướng theo phép thử sinh học dẫn đường
- Tuyển chọn và phát triển một số dòng giống lúa có năng suất và chất lượng cao cho tỉnh Nam Định
- Điều chế hydrogel kết dính sinh học dựa trên chitosan và bước đầu đánh giá khả năng thay thế chỉ khâu vết thương sau phẫu thuật
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất β-glucan trong lượng phân tử thấp (<200KDA) có hoạt tính tăng cường miễn dịch bã men bia và ứng dụng làm thực phẩm chức năng
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm cải thiện sinh khả dụng và tác dụng dược lý cho thuốc từ dược liệu áp dụng với silymarin và l-tetrahydropalmatin
- Nghiên cứu kỹ thuật chiếu xạ tia gamma kết hợp với công nghệ sinh học tạo vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống lúa
- Nghiên cứu sản xuất pyruvate từ vi khuẩn Halomonas với nguồn carbon từ rong biển Ulva của Việt Nam
- Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
31/2015/HĐ-VPCT
2018-02-308
Xây dựng mô hình cơ sở hạ tầng thủy lợi mặt ruộng kết hợp cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tiên tiến hiệu quả bền vững đạt tiêu chí về thủy lợi tại xã điểm nông thôn mới Tuy Lộc Cẩm Khê Phú Thọ
Viện thủy điện và năng lượng tái tạo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
ThS. Đỗ Xuân Ninh
ThS. Đỗ Ngọc Ánh, ThS. Nghiêm Xuân Giang, ThS. Bùi Mạnh Bằng, ThS. Phạm Thị Mai, ThS. Nguyễn Tiến Dũng, ThS. Nguyễn Văn Chinh, ThS. Nguyễn Văn Giang, ThS. Nguyễn Hồng Phong, KS. Vũ Mạnh Đà
Khoa học nông nghiệp khác
01/2015
06/2017
05/09/2017
2018-02-308
28/03/2018
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nước và công nghệ canh tác tiên tiến nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Phương thức chuyển giao:
+ Chuyển giao dự án cho Hợp tác xã dịch vụ thủy lợi thuộc UBND xã Tuy Lộc quản lý vận hành.
+ Đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con ngay khi dự án hoàn thành.
+ Từ kết quả áp dụng thí điểm, rút kinh nghiệm và nhân rộng dự án cho các vùng khác.
1/ Hiệu quả kinh tế của đề tài
Hiệu quả xã hội:
- Tiết kiệm tối đa nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước tưới, phân bón, chủ động tưới tiêu góp phần ổn định sản xuất, tăng năng suất cây trồng.
- Tăng năng suất cây trồng, khai thác triệt để đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Không gây đóng váng, xói mòn đất, chống sa mạc hóa, rửa trôi;
- Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.
- Đưa kỹ thuật tưới tiết kiệm nước vào thực tế sản xuất nông nghiệp sẽ tiết kiệm công sức lao động, năng lượng, nguyên vật liệu, làm tăng năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thay đổi truyền thống canh tác cũ, giúp bà con tiếp cận công nghệ canh tác tiên tiến, hiện đại góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.
- Tạo điều kiện khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, tạo việc làm cho và con.
- Mô hình sản xuất lúa giống cấp nông hộ, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng thêm vụ đồng trên đất 2 vụ lúa và mô hình rau – hoa chuyên canh, được áp dụng phương pháp tưới hiện đại mới sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng. Tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, giúp cải thiện đời sống người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi. Đây cũng là hướng đi mới mang tính hiện đại, sản xuất nông nghiệp nông thôn gắn với công nghệ cao và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt trong suốt quá trình thực hiện Dự án sẽ có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nông – nhà quản lý – nhà khoa học – doanh nghiệp) giúp sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, bền vững.
- Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy các mặt khác như văn hóa và đời sống tinh thần cũng sẽ được nâng cao.
- Kỹ thuật áp dụng trong thực hiện Dự án, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đều là những kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng. Sau khi được tập huấn, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện hoàn toàn có thể chủ động được công nghệ, từ đó áp dụng vào sản xuất đại trà và tham gia tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ dân khác trong xã, vùng.
Đối tượng cây trồng là lúa giống phẩm cấp cao, lúa thương phẩm chất lượng cao, ngô, hoa, rau màu... đều là những sản phẩm đang được sử dụng đại trà tại địa phương nhưng chưa được quy hoạch thành vùng sản xuất diện rộng, khả năng đầu tư về hạ tầng, tư liệu sản xuất không đồng bộ nên lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Khi được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung sẽ là cánh đồng mẫu lớn về sản xuất nông nghiệp tiên tiến, giúp tăng lượng sản phẩm tập trung và có sức mạnh cao trên thị trường.
Với mô hình công nghệ tưới tiêu, canh tác tiên tiến, hiện đại sẽ mở ra triển vọng ứng dụng rộng rãi, tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng đất đai canh tác ở vùng trung du và miền núi, trong bối cảnh phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai tích cực ở tất cả các địa phương trên cả nước.
Thủy lợi; Cơ sở hạ tầng; Nông nghiệp; Nông thôn mới; Phú Thọ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không