
- Xây dựng mô hình sản xuất giống và dược liệu tại huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhận dạng hỗ trợ dự báo và cảnh báo một số hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng viêm chống viêm khớp của một số loài thuộc chi Archidendron và Uraria (Fabaceae) ở Việt Nam
- Khai thác và phát triển nguồn gen vi sinh vật tổng hợp prodigiosin có hoạt tính chống ung thư
- Nghiên cứu sự cố bật thanh điều khiển ra khỏi vùng hoạt các lò phản ứng PWR nạp tải nhiên liệu UO2 và MOX/UO2
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phân lũ chậm lũ giảm lũ nhằm giảm ngập lụt cho thành phố Hồ Chí Minh khi hồ Dầu Tiếng xả lũ theo thiết kế hoặc gặp sự cố
- Nghiên cứu cơ chế kháng vemurafenib của các dòng tế bào melanoma mang đột biến BRAFV600E và đánh giá khả năng điều trị melanoma kháng vemurafenib bằng một số phytochemical
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất rau an toàn tại xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
- Các giải pháp đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay
- Điều khiển chủ động cho cần cẩu container hoạt động trên biển



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐXTN-2020.07
2022-52-0362/NS-KQNC
Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu trường hợp Thành phố Cần Thơ
Trường Đại Học Cần Thơ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quốc gia
TS. Huỳnh Văn Đà
PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh; TS. Nguyễn Trọng Nhân; ThS. Trương Thị Kim Thủy
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
01/10/2020
01/10/2021
26/01/2022
2022-52-0362/NS-KQNC
15/04/2022
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp địa phương quy hoạch, quản lý, triển khai các hoạt động và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để thích ứng, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Kết quả đề tài còn là kênh thông tin để doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố cần Thơ biết được chủ trương, chính sách và hành động của chính quyền, cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất. Đây là cơ hội để bạch hóa thông tin, chủ trương và giải pháp từ 2 phía. Ngoài ra, phương pháp và kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm lý thuyết và thực tiễn phát triển du lịch trong tình hình các đại dịch dịch nhằm hạn chế tác động tiêu cực và đảm bảo ngành hồi phục một cách tốt nhất. Kết quả đề tài đã được chuyển giao cụ thể cho: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố cần Thơ, Hiệp hội du lịch Thành Phố cần Thơ, Hiệp hội du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long; để tham chiếu, vận dụng cho tình hình thực tế của địa phương.
Nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh ngành du lịch ĐBSCL và cả nước đã hứng chịu những tổn thất nghiêm trọng, chưa từng có tiền lệ làm cho ngành du lịch bị đóng băng và sụp đổ trong một thời gian dài. Nghiên cứu này đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch ĐBSCL và đề xuất giải pháp phù hợp. Đặc biệt từ rất sớm. khi dịch bệnh còn đang bùng phát, nghiên cứu và cung cấp các bằng chứng khoa học và tham vấn để chính quyền các cấp. các ngành, các đơn vị kinh doanh có phương án và chuẩn bị các giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu Covid-19 bằng cách tập trung khai thác thị trường nội địa xem du lịch nội địa là cứu cánh quan trọng nhất trong việc phục hồi ngành du lịch, song song với các giải pháp kiểm soát dịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ, cơ chế, nhân lực và các điều kiện khác. Từ đó đã góp phần giúp ngành du lịch phục hồi nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ hơn 2 năm sau đại dịch, ngành du lịch thành phố Cần Thơ và Đồng bằng Sông Cửu Long đã phục hồi ngang bằng với thực trạng trước khi đại dịch diễn ra.
Ngành du lịch; Covid-19; Yếu tố ảnh hưởng; Phát triển bền vững; Kinh tế
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
Không