liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NVQG-2014/08

2019-64-891/KQNC

Khai thác và phát triển nguồn gen Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehd et Wils) tại Ngọc Linh tạo nguyên liệu làm thuốc

Viện Dược Liệu

Bộ Y tế

Quốc gia

ThS. Nguyễn Xuân Trường

ThS. Đinh Thị Thu Trang; PGS .TSKH. Nguyễn Minh Khởi; CN. Trần Thu Thủy; TS. Nguyễn Hạnh Hoa; PGS. TS. Phương Thiện Thương; ThS. Nguyễn Xuân Nam; TS. Trần Thị Liên; ThS. Phạm Anh Cường; BS. Đinh Thị Ngân Hà

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

01/2014

12/2018

15/04/2019

2019-64-891/KQNC

09/08/2019

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Chuyển giao các Quy trình kỹ thuật thực hiện dự án Nông thôn miền núi tại tỉnh Kon Tum.
16451
❖ Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của Ngũ vị tử (hình thái, năng suất, đặc điểm nhận biết về thực vật học, ) sẽ là những đóng góp mới về mặt khoa học. Mô hình khai thác phát triển thành công sẽ là đóng góp tích cực cho công tác phát triển xây dựng vùng nguyên liệu dược đồng thời góp phần tạo ra công việc, nghề mới cho đồng bào dân tộc ít người vùng miền núi Tây Nguyên, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân và nâng cao ý thức cho người dần trong việc bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý tại địa phương. Việc xây dựng được Quy trình kỹ thuật khai thác, trồng trọt, thu hoạch và chê biên cây Ngũ vị tử sẽ là đóng góp mới về mặt khoa học ở trong nước và trên Thế giới. ❖ Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả Kết quả được đưa vào kỷ yếu công trình của Viện Dược liệu và có thể sử dụng các kết quả của đề tài làm bài giảng về dược liệu, áp dụng để xây dựng các mô hình cho những cây dược liệu mới trong tương lai. Nhiệm vụ được thực hiện, hành công sẽ tạo ra vùng trồng Ngũ vị tử tập trung và có sự liên kết giữa 4 Nhà (Nhà Nước, Nhà khoa học, Nhà Doanh nghiệp và nhà nông) chặt chẽ nhất. ❖ Đối với kinh tế - xã hội và môi trường về kinh tế: Ngũ vị tử là những cây cây thuốc có giá trị về mặt dược học, có giá trị kinh tê cao nên khi trông Ngũ vị tử rộng rãi sẽ tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào thiểu số tại vùng sâu vùng xa. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh dược và dược liệu về chủ động nguồn nguyên liệu trong nước và tăng lợi nhuận. -về xã hội: Tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân. Tạo cho người dân trồng dược liệu sự ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế đồng thời nâng cao kiến thức cho người dân về trồng trọt cây thuốc và có ý thức trong việc bảo tồn cây thuốc quý. - Môi trường: + Việc nghiên cứu triển khai đề tài không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, cụ thể là: Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường, áp dụng phương pháp canh tác theo tiêu chí GAP nên lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng rất hạn chế, sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, phân bón đi theo hướng bổ sung chủ yếu là phân hữu cơ, lượng phân bón được các nhà Khoa học nghiên cứu về phân bón nghiên cứu và tính toán lượng sử dụng với lượng tối ưu cho cây trồng để tạo ra năng suất và chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường. + Trồng dược liệu dưới tán rừng ngoài việc đem lại nguồn lợi về kinh tế, còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ rừng, làm giảm xói mòn đất, chống sạt lở, lũ quét cho các khu vực rừng đầu nguồn. + Góp phần vào công tác bảo tồn các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.

Ngũ vị tử; Dược liệu; Nguồn gen; Nhân giống; Đặc điểm sinh học; Khai thác; Nguyên liệu;

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Số bằng: 12VN. 2019 Tên giống: Ngũ vị tử VDL - 05/2017

không