
- Nghiên cứu tạo giống khoai lang kháng bọ hà bằng công nghệ gen
- Nghiên cứu các giải pháp xả lũ thi công qua đập đang thi công phục vụ cho xây dựng công trình thủy lợi thủy điện
- Xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo chuyên gia đánh giá sản phẩm
- Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày năng suất cao thích hợp cho cơ cấu vụ Đông vùng đồng bằng sông Hồng
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất váng sữa lên men giàu protein
- Niềm tin của người dân đối với một số dịch vụ công ở khu vực nông thôn một số tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay
- Nghiên cứu mô hình sinh thái khép kín nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho ngành chế biến thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Trồng thử nghiệm một số giống hoa Tulip (Tulipa) tại Phú Yên
- Nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp và công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bộ kít định lượng kháng nguyên CA 15-3 CA 125 và HCG-β phục vụ chẩn đoán bệnh ung thư vú buồng trứng và tinh hoàn



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
QGT16.ĐT.01/2018
07/2021/TTPTKH&CN
Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đậu tương Cúc Bóng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Công Ty Cổ phần Khoa học sự sống
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
TS. Trần Minh Quân
TS. Trần Minh Quân, ThS. Vũ Thị Ánh, CN Phạm Thị Thúy Lan, ThS. Trần Minh Hòa, ThS. Ma Thị Trang, KS. Vũ Duy Linh, KS. Lương Đỗ Hà My, TS. Lê Sỹ Lợi, ThS. Nguyễn Thương Tuấn, ThS. Nguyễn Thế Cường,
Trồng trọt
01/02/2018
01/02/2021
12/04/2021
07/2021/TTPTKH&CN
24/05/2021
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
Đề tài đã góp phần nâng cao hiểu biết về nguồn gen cây trồng và tầm quan trọng của việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây trồng địa phương, trong đó đã chọn lọc, bảo tồn nguồn gen cây đậu tương Cúc Bóng huyện Võ Nhai, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ sinh thái môi trường.
Đã xây dựng được quy trình kỹ thuật kết hợp phương pháp truyền thống, kinh nghiệm của người dân tròn trồng, chăm sóc và thu hoạch bảo quản cây Đậu tương Cúc bóng phù hợp với điều kiện canh tác địa phương. Quy trình đã được tập huấn chuyển giao với sự tham gia của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai và người dân trồng đậu tương.
Các dữ liệu khoa học thu được từ đề tài là cơ sở dữ liệu quý, góp phần vào công tác nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương và phát triển các sản phẩm từ nguồn giống đậu tương thơm ngon.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tác động đến tình hình sản xuất đậu tương trong vùng thực hiện đề tài. Đây cũng là cơ sở để đưa cây đậu tương Cúc bóng vào sản xuất và mở rộng diện tích trồng tại các xã Bình Long và các xã phía Đông của huyện, nhằm cung cấp nguyên liệu chất lượng cho làng nghề sản xuất đậu phụ, đem lại thu nhập tốt hơn cho người trồng đậu tương, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với tổ chức chủ trì có điều kiện nâng cao vai trò, trách nhiệm trong nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây trồng địa phương có giá trị của tỉnh Thái Nguyên. Qua đó nâng cao năng lực, nguồn lực, vai trò trong công tác nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp. Tạo điều kiện, môi trường tốt cho các nhà khoa học của doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ rèn luyện, thử thách bản thân trong nghiên cứu.
Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu (Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai, người dân trong khu vực) có được thông tin, dữ liệu về nguồn gen cây đậu tương Cúc bóng, để tiếp tục công tác bảo tồn nguồn gen cây trồng địa phương, góp phần đảm bảo đa dạng sinh học và lưu giữ được nguồn gen quý của địa phương, đồng thời sử dụng nguồn gen địa phương hiệu quả trong việc nâng cao thu nhập cho người nông dân.
bảo tồn nguồn gen, đậu tương Cúc Bóng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
không
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần vào đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ sinh học cụ thể: đào tạo 01 thạc sỹ ngành Công nghệ sinh học; 03 kỹ sư chuyên ngành Khoa học cây trồng