
- Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh mới
- Đào tạo chuyên gia về Lean Six Sigma đai vàng đai xanh đai đen cho các doanh nghiệp và cán bộ tư vấn năng suất chất lượng tại các tổ chức sự nghiệp của các bộ ngành và địa phương
- Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng Đài thơm 8 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết học phương tây hiện đại
- Nghiên cứu nhân giống rong sụn (Kappaphycus alvarezii) bằng phương pháp nuôi cấy mô
- Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy lợi thủy điện giao thông cơ sở hạ tầng đến lũ lụt tại miền Trung và đề xuất các giải pháp hiệu quả khả thi để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại
- Nghiên cứu giải trình tự toàn bộ vùng mã hóa ở bệnh nhân Việt Nam bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh tạo cơ sở dữ liệu cho xây dựng panel chẩn đoán gen
- Nghiên cứu ảnh hưởng các thời điểm thu hoạch khác nhau đến hàm lượng dược chất nấm Linh chi sản xuất trên gỗ khúc cây keo lai tại Đà Nẵng
- Nghiên cứu đánh giá diễn biến sạt lở đề xuất các giải pháp để ổn định bờ sông và quy hoạch sử dụng ven sông phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai
- Phát triển ăng-ten băng rộng nhiều búp sóng cho trạm gốc di động 5G



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.XH-01/16
2020-45-1331/KQNC
Nghiên cứu biên soạn lịch sử huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hòa
Học viện chính trị khu vực I
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
Quốc gia
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo; PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà; GS.TS. Trần Đức Cường; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà; PGS.TS. Vũ Văn Quân; PGS.TS. Trần Ngọc Long; PGS.TS. Đoàn Minh Huấn; PGS.TS. Nguyễn Văn Sự; PGS.TS. Nguyễn Danh Tiên; TS. Trần Thị Vui
Khoa học thư viện
01/06/2016
01/06/2019
08/11/2019
2020-45-1331/KQNC
31/12/2020
Hệ thống hoá được những dữ liệu cơ bản về Trường Sa như: Dữ liệu về vị trí địa lý, không gian Trường Sa, điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế biển đảo, vị trí địa quân sự, địa kinh tế... của Trường Sa; Dữ liệu về các tài liệu Châu bản, các thư tịch cổ, các bộ cổ sử của Việt Nam; Các dấu tích về khảo cổ học, dân tộc học, hương ước... khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa; Dữ liệu về Trường Sa của Việt Nam qua các tài liệu của các nhà địa lý, hàng hải, truyền giáo phương Tây; Các tư liệu về Trường Sa qua các tài liệu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa XHCN Việt Nam; Dữ liệu về Trường Sa qua các tài liệu của các tỉnh ven biển, nhất là của Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hệ thống hoá về Trường Sa trong các thời kỳ lịch sử Việt Nam. Làm rõ một số nội dung cơ bản về Trường Sa, mối quan hệ giữa Trường Sa nói riêng, biển Đông Việt Nam nói chung với các nước trong khu vực và quốc tế. Khái quát được vai trò, cơ cấu tổ chức và những hoạt động của hệ thống chính trị tại Trường Sa trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quản lý xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Hệ thống hoá và có những phân tích về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng quần đảo Trường Sa. Đưa ra được những kiến nghị về chính sách, giải pháp xây dựng, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và xây dựng huyện đảo Trường Sa vững mạnh. Đồng thời có ý nghĩa tham khảo trong khẳng định, bảo vệ chủ quyền và xây dựng các vùng biển đảo còn lại của đất nước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là lài liệu có giá trị tuyên truyền về lịch sử vùng đảo Trường Sa, từ quá trình khai thác ban. đầu của các nhóm cư dân Việt tới quá trình khẳng định chủ quyền quốc gia của các nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu: Hệ thống cơ sở dữ liệu trong đề tài, đặc biệt là những cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia của các nhà nước Việt Nam, thái độ kiên quyết trong khẳng định và đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của các thế hệ người dân Việt Nam,... có giá trị tham khảo quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia tại huyện đảo Trường Sa trong giai đoạn hiện nay. Những kiến nghị của đề tài có ý nghĩa tham khảo hữu ích cho nhiệm vụ phát triển xã hội, quản lý xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia tại huyện đảo Trường Sa hiện nay. Phối hợp nghiên cứu những vấn đề quan điểm, chính sách về chính sách, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị tại huyện đảo Trường Sa: Nghiên cứu xây dựng phương án hợp lý, củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở phù hợp theo đặc thù từ cấp huyện đến cấp xã, bảo đảm các hoạt động dân sự địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quân sự nhằm xây dựng, phát triển về kinh tế - xã hội huyện đảo Trường Sa; Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND huyện đảo Trường Sa; Mở rộng đối tượng tuyển dụng mới cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
Biện soạn; Lịch sử; Dữ liệu; Chủ quyền
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Đào tạo 02 thạc sỹ làm đề tài liên quan đến nội dung của đề tài tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.