Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

628a/HĐ-KHCN-CNSH

2018-02-753/KQNC

Nghiên cứu nhân giống rong sụn (Kappaphycus alvarezii) bằng phương pháp nuôi cấy mô

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

ThS. Đào Duy Thu

Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;

31/01/2018

2018-02-753/KQNC

19/06/2018

Cục Thông tin KH và CN Quốc gia

Ứng dụng rong sụn giống nuôi cấy mô từ quy trình công nghệ của đề tài làm giống phục vụ mô hình trồng thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Nha Trang Khánh Hòa.
15083
Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Viện nghiên cứu Hải sản đã sản xuất giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô thành công đưa khoa học về công nghệ sinh học rong biển Việt Nam đạt thêm một tiến bộ mới. Qui trình nhân giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô được thiết kế phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng cho hiệu quả cao. Tỷ lệ mẫu hình thành mô sẹo đạt >70%, mô sẹo tốt 40-60% và có thể tái sinh thành tản rong giống. Những kết quả này tương đương với các công bố trong khu vực và trên thế giới. Sử dụng chất Javen trong xử lý mẫu không những giảm giá thành thấp nhất mà còn rút ngắn đáng kể thời gian xử lý mẫu (5-10 giây so với 24h) so với việc sử dụng kháng sinh. Việc sử dụng Javen trong xử lý mẫu cấy tạo ra mô sẹo chất lượng tốt là phát hiện quan trọng đã được đề tài đăng ký sở hữu trí tuệ. Việc tách mô sẹo khỏi mẫu cấy để tái sinh thành phôi gặp nhiều khó khăn đối với loại mô sẹo lan sâu trong đĩa thạch. Đề tài đã phát triển giải pháp kỹ thuật đổ agar trực tiếp lên mẫu cấy cho hiệu quả tái sinh khá cao (40-60%). Mỗi mô sẹo có thể tạo ra hàng trăm phôi phát triển thành vi mầm rồi tản rong. Rong sụn giống nuôi cấy mô tạo ra có sự tương đồng khá cao về di truyền với rong giống thường. Thử nghiệm sinh sản sinh dưỡng rong Sụn nuôi cấy mô cho thấy không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng, hàm lượng và chất lượng carrageenan giữa 4 thế hệ. Rong sụn nuôi cấy mô có tốc độ tăng trưởng cao hơn rong Sụn giống thường từ 7,4-11,3% (gấp 1,08-1,12 lần) nhưng vẫn giữ được chất lượng và hàm lượng carrageenan như rong rong giống thường và đều đảm bảo đạt chất lượng làm rong nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Áp dụng qui trình, đề tài đã sản xuất được 5 vạn tản rong và thử nghiệm trồng thương phẩm ở qui mô 01 ha đạt sản lượng >3 tấn khô/ha/vụ. Kết quả thử nghiệm cho thấy rong sụn nuôi cấy mô trồng thương phẩm cho năng suất cao hơn rong sụn giống thường nhưng với chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn. Hiệu quả về kinh tế xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tiền đề giải quyết sự khó khăn về chủ động nguồn giống và chất lượng giống cung cấp cho trồng thương phẩm.- Qui trình công nghệ nhân giống rong sụn bằng nuôi cấy mô ở mức độ hiện nay cũng có thể coi là tiệm cận với qui mô sản xuất nhỏ. Chỉ cần nghiên cứu hoàn thiện một số công đoạn kỹ thuật, công nghệ và thử nghiệm một vài đợt sản xuất để kiểm chứng thì hoàn toàn có thể chuyển giao cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất đại trà nhằm phục tráng giống cũng như đáp ứng nhu cầu giống hiện nay. Sự phát triển của nghề trồng rong sụn không chỉ cải thiện sinh kế của người dân mà còn góp phần làm sạch môi trường ven biển vốn đang bị phú dưỡng ngày càng nghiêm trọng.

Rong sụn; Nuôi cấy mô; Nhân giống invitro; Mô sẹo; Kappaphycus alvarezii

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Phát triển công nghệ mới,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

01 bằng độc quyền giải pháp hữu ich

01 Thạc sĩ